Thứ Tư, 25/9/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Tư, 18/3/2009 17:8'(GMT+7)

EIU: Kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng của châu Á

Ảnh: VNN

Ảnh: VNN

Mạng tin Phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) ngày 16/3 dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế “cực nóng” của Việt Nam sẽ nguội xuống chỉ còn 0,3% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu chính phủ đặt ra là 6,5%.

Phát biểu với các phóng viên tại cuộc họp báo trước khi diễn ra hội nghị 2 ngày của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính phủ bàn về định hướng tương lai của một Việt Nam phụ thuộc vào xuất khẩu, Justin Wood, chuyên gia về Đông Nam Á của EIU, cho rằng tuy chỉ tăng trưởng gần mức 0, Việt Nam vẫn là một trong bốn nền kinh tế hiếm hoi ở châu Á đạt tăng trưởng dương trong năm 2009 cùng với Trung Quốc, Ấn Độ và Indonexia. Ông nói: “Tôi nghĩ nếu xét trong bối cảnh chung của khu vực châu Á, thì con số này trên thực tế không đến nỗi quá tệ”. Theo ông, trong 15 năm qua, Việt Nam có thể nối đuôi Đài Loan và Hàn Quốc lọt vào nhóm có thu nhập cao hay không.

Năm 2008, Việt Nam tăng trưởng 6,2% trong - mức thấp nhất trong gần một thập kỷ qua và giảm mạnh so với 8,5% trong năm 2007. Chuyên gia Wood cho rằng sở dĩ dự báo tăng trưởng năm 2009 thấp như vậy là do nhu cầu của các thị trường xuất khẩu then chốt như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản giảm sút và theo ông, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 sẽ giảm 31%. Ngoài ra, đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào việc xây dựng các nhà máy mới và tăng công suất cũng sẽ bị ảnh hưởng. EIU dự đoán FDI đổ vào Việt Nam sẽ giam 70% xuống còn 2,2 tỷ USD trong năm 2009 từ mức 7,6 tỷ USD trong năm 2008. Năm ngoái, kiều hối đổ về Việt Nam đạt khoảng 8 tỷ USD, chiếm 9% giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong năm nay tiền do Việt kiều sinh sống ở nước ngoài gửi về nước sẽ giảm do cuộc suy thoái toàn cầu.

Theo Wood, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam có thể lên tới 8,2% so với mức 4,7% năm 2008 chủ yếu do xuất khẩu suy yếu và đây là một thách thức lớn đối với chính phủ về mặt chính trị. Chính phủ đã công bố gói kích thích chi tiêu và giảm thuế nhằm thúc đẩy kinh tế mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từng dự báo có thể đạt tỷ lệ tăng trưởng 5%. Bên cạnh đó, Việt Nam đồng (VND), đồng nội tệ của Việt Nam cũng sẽ mất giá 9% trong năm nay. Wood cho rằng: “Về lý thuyết điều đó có thể hỗ trợ các ngành xuất khẩu, song các thị trường xuất khẩu lại “quá yếu” nên người ta cũng chưa rõ liệu VND xuống giá có mang lại lợi ích gì nhiều hay không”.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được dẫn lời trong 2 tháng vừa qua nói rằng sự suy giảm kinh tế của Việt Nam có thể sẽ chấm dứt vào tháng 5/2009. Tại cuộc họp báo trên, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành ngân hàng HSBC Bank (Vietnam) Ltd., Tom Tobin cho rằng triển vọng trung và dài hạn của Việt Nam vẫn thuận lợi bất chấp tình trạng khan hiếm lao động lành nghề, tham nhũng triền miên và cơ sở hạ tầng chưa được cải thiện mấy.

  • TTXVN (Theo AFP)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất