Thực
tế này cũng là câu trả lời đầy thuyết phục trước những hành vi chống
phá, xuyên tạc của các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí đối với Việt Nam
về sự kiện nêu trên.
Ngay sau khi lễ ký kết chính thức Hiệp định thương mại tự do Việt Nam
- EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) diễn ra
tại Hà Nội, ngày 30/6/2019, chương trình thời sự Ðài truyền hình Nhà
nước Ðức (ZDF) đã đưa tin về sự kiện.
Cùng ngày, trang mạng Truyền
hình n-tv (thành viên của tập đoàn truyền thông khổng lồ Mediengruppe
RTL Deutschland) đăng bài "Các hiệp định thương mại giữa EU và Việt Nam -
một cột mốc thực sự", trong đó có đoạn: "EU đang nói về sự thúc đẩy
xuất khẩu của EU với quốc gia Ðông - Nam Á có nền kinh tế đang phát
triển nhanh chóng. Tại Hà Nội, với sự có mặt của Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Xuân Phúc, bà C.Malmström - Cao ủy Thương mại EU
ông S.Oprea - Chủ tịch Hội đồng Thương mại EU và đại diện
Việt Nam đã ký kết hai hiệp định thương mại quan trọng là EVFTA và
EVIPA. Sau lễ ký, bà C. Malmström coi đó là "cột mốc thực sự",... và
khẳng định: "Ðây là thỏa thuận thương mại tự do đầy tham vọng mà EU ký kết với
một quốc gia đang phát triển".
Tờ Thương mại (Handelblatt) viết: "Bộ
trưởng Kinh tế Liên bang ông P.Altmaier đã coi Hiệp định là
dấu hiệu quan trọng về thương mại dựa trên luật lệ chống lại chủ nghĩa
bảo hộ". Ông V.Treier - Giám đốc ngoại thương Phòng Thương
mại và Công nghiệp Ðức (DIHK) cho rằng: "Ðiều quan trọng là EU và Việt
Nam đã thống nhất các quy tắc rất tham vọng và các tiêu chuẩn cao, đặc
biệt về tính bền vững. Ðối với nền kinh tế Ðức, thỏa thuận này là một
động lực đáng kể".
Trong khi đó, trang mạng của Bộ Số hóa và Phân bố
kinh tế Cộng hòa Áo bình luận: "Chính sách đầu tư và thương mại tích cực là
động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của một nền kinh tế mở như
Áo. Sự thịnh vượng từ thương mại tự do và hoạt động đầu tư xuyên biên
giới có thể đem lại lợi ích cho mọi tầng lớp xã hội...
Từ năm 2008 tới năm 2018, khối lượng thương mại song phương giữa Áo
và Việt Nam đã tăng hơn 200%, và năm 2018 lên tới 1.046 triệu Euro. Khối
lượng dịch vụ song phương tăng 372%, từ 22 triệu Euro lên 104 triệu
Euro trong giai đoạn 2011-2018. Hiện gần 40 công ty Áo có chi nhánh ở
Việt Nam. Với ký kết này, Việt Nam đã đặt nền tảng trở thành trung tâm
sản xuất ở Ðông - Nam Á, và sẽ trở nên hấp dẫn khi trở thành chi nhánh
hoặc nơi tìm nguồn cung ứng nhờ vào việc tiếp cận dễ dàng hơn với EU và
ASEAN".
Tờ Thế giới trẻ (Junge Welt) ở Berlin đăng bài viết từ góc nhìn về
lịch sử phát triển của Việt Nam trong thời cận đại: "CHXHCN Việt Nam
muốn sử dụng thỏa thuận này để củng cố vị thế của mình trong nền kinh tế
toàn cầu, mở ra các khoản đầu tư nước ngoài mới, tiếp cận các thị
trường mới. Trong những năm qua, một loạt thỏa thuận tương tự đã được ký
kết, nhưng không phải lúc nào cũng là đối tác ngang tầm. Bà Cao ủy
Thương mại C.Malmström đặc biệt hài lòng rằng các hiệp định "bảo đảm mức
độ bảo vệ đầu tư cao thông qua một định nghĩa rõ ràng về tiêu chuẩn"...
Nền kinh tế của quốc gia Ðông - Nam Á này có thể sẽ tăng trưởng nhanh
chóng. Năm 2018, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng tới 7,08%. Các
chuyên gia EU kỳ vọng tỷ lệ này sẽ tăng lên 15% trong dài hạn. Ðất nước
này đã trở thành một địa điểm sản xuất quan trọng cho các thiết bị điện,
điện tử, dệt may cho thị trường EU và thế giới. Ngược lại, với gần 100
triệu dân, đây là thị trường được tìm kiếm cho các công ty ở EU. Sau
Singapore, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ
hai của EU từ ASEAN.
"Bộ ghi" cho đường dẫn tới thị trường vốn quốc tế của Việt Nam được
sự bắt đầu từ chính sách Ðổi mới, với sự tham gia nhiều hơn của các
doanh nghiệp tư nhân vào phát triển xã hội. Ðiều này được quyết định
không chỉ sau sự sụp đổ của các nước XHCN ở Ðông Âu, mà được quyết định
tại Ðại hội Ðảng lần thứ VI Ðảng Cộng sản Việt Nam năm 1986. Sau chiến
thắng năm 1975, miền nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Việt Nam
phải giải quyết vấn đề phân cấp hệ thống ngân hàng, cho phép các tổ chức
tài chính tư nhân hoạt động, và theo đuổi chính sách tài chính theo
định hướng thị trường, mở đường cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO). Quyết định có tính chiến lược cho quá trình này đã và đang
được theo đuổi dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, bảo đảm để
Việt Nam không chịu áp lực từ các đối thủ của mình, cũng không đi theo
con đường của các đảng cộng sản và công nhân Ðông Âu đã chuyển theo
hướng xã hội dân chủ".
Với trang chủ gồm 12 ngôn ngữ, Euractiv là cổng thông tin chuyên
thông tin và bình luận về các chủ đề liên quan EU. Bài viết về sự kiện
ký hai hiệp định giữa EU và Việt Nam được thể hiện bằng ba ngôn ngữ
(Anh, Pháp, Ðức) đã mô tả: Ðể tăng cường quan hệ thương mại đối với
ASEAN, EU đang dựa vào những cuộc đàm phán song phương. Hai thỏa thuận
với Việt Nam hiện đã hoàn tất, đây là gói thương mại tự do đầy tham vọng
được EU ký kết với một quốc gia đang phát triển...
Ủy ban châu Âu bắt đầu đàm phán từ năm 2007 và một thỏa thuận với
Singapore đã được ký kết vào năm 2017, và với Việt Nam năm 2019. Ðây là
hiệp định thương mại tự do (FTA) "thế hệ mới" không chỉ giữ nguyên hiện
trạng mà còn tạo ra số lượng lớn các ủy ban để trao đổi liên tục - được
gọi là "thỏa thuận sống". Thỏa thuận đầu tiên thuộc loại này là với Hàn
Quốc, hiệp định ký kết giữa EU và Nhật Bản cũng nằm trong số đó. Ngoài
ra, loại hiệp định mới này phải bảo vệ các khoản đầu tư, như Tòa án EU
quyết định năm 2017 là phải được các quốc gia thành viên nhất trí, vì
chỉ thông qua các bộ phận của EU là không đủ.
Tuy nhiên, để thỏa thuận càng sớm càng tốt, EU đã đề xuất và triển
khai một sáng kiến là chia thỏa thuận thành hai phần: một cho thương mại
tự do, và một cho bảo hộ đầu tư. Trong khi phần bảo hộ đầu tư còn cần
sự chấp thuận của các quốc gia thành viên, thì các công ty đã có thể bắt
đầu quan hệ giao dịch.
Trong bối cảnh đó, DIHK đã chuẩn bị các thỏa
thuận mới với các nước ASEAN. Như ông K.Kober - chuyên gia
thuộc DIHK, đã nói với Euractiv: "Việc thực hiện thỏa thuận là rất quan
trọng với nền kinh tế. Ở đây, mạng lưới của DIHK gia tăng các dịch vụ tư
vấn, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quan, để các công ty tận dụng các
cơ hội mới mà hiệp định đã đưa ra".
4.804 công ty Ðức hiện đang xuất
khẩu hàng hóa sang Việt Nam. Nhập khẩu vào EU từ Việt Nam chủ yếu là sản
phẩm viễn thông, dệt may, thực phẩm. Trên thị trường Việt Nam, các công
ty châu Âu chủ yếu bán hàng hóa trong các lĩnh vực kỹ thuật, vận tải,
hóa chất, nông sản. Sau Singapore, Việt Nam là đối tác thương mại lớn
nhất của châu Âu trong khu vực.
Tờ Báo miền Nam Ðức (Süddeutsche Zeitung) lại có cách đưa tin khá độc
đáo. Minh họa cho bài báo đề cập sự kiện này là ảnh chụp một cô gái
Việt Nam đang đóng gói thiếp chúc mừng lễ Giáng sinh để xuất khẩu, và
viết: "Việt Nam và Lễ Giáng sinh có liên quan nhiều đến nhau cứ như là
sự khác biệt của món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam là phở với món
súp có viên bột trộn gan của vùng Bavaria. Những gì được
biết tới ở châu Âu là đêm Giáng sinh, thì với hầu hết mọi người Việt Nam
lại là một ngày làm việc bình thường, ngay cả khi nhiều chủ cửa hàng
trang trí cửa hàng của họ rất hợp với mùa Giáng sinh. Có thể coi việc
một cô gái trẻ tuổi Việt Nam đang đóng gói thiếp chúc mừng Giáng sinh là
thí dụ cụ thể của toàn cầu hóa. Sau Singapore, Việt Nam trở thành đối
tác thương mại quan trọng thứ hai ở Ðông - Nam Á đối với EU. Hàng hóa
trị giá 37 tỷ Euro được chuyển đến châu Âu vào năm 2018, và tất nhiên
không chỉ có thiếp Giáng sinh, mà còn là quần áo, điện thoại di động,
các loại phụ tùng...
Trong tương lai, thương mại giữa hai khu vực kinh tế sẽ tiếp tục phát
triển, và không chỉ nhà xuất khẩu, mà người tiêu dùng cũng được hưởng
lợi".
Như đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ ký kết thì: "Việc
chính thức ký hai Hiệp định quan trọng là EVFTA, EVIPA mở ra "chân trời
mới" hợp tác rộng lớn, toàn diện và phát triển mạnh mẽ hơn của Việt Nam
và EU, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp hai bên. EVFTA là một
Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, bảo đảm cân bằng lợi ích cho cả
Việt Nam và EU".
Như đã thành thông lệ đối với bất kỳ thành quả trong
nước và quốc tế nào của đất nước, ngay khi có thông tin EU và Việt Nam
đồng ý khởi động đàm phán về các hiệp định nói trên, một số tổ chức và
cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã tìm mọi cách xuyên tạc, cản trở
quá trình đàm phán, trong đó có lời lẽ rất lạc lõng của một số người
Việt ở Ðức. Trong thời gian dài, họ tổ chức thu chữ ký trên mạng để gửi
cái gọi là "đơn thỉnh nguyện" tới Quốc hội Ðức.
Kết quả thu thập chữ ký được công bố cho thấy số người ủng hộ họ là
rất ít ỏi, và rốt cuộc, giá trị của "đơn thỉnh nguyện" chỉ là con số
"0"!
Một số bài báo ở khu vực sử dụng tiếng Ðức cho biết, một số cá nhân
ở trong và ngoài Việt Nam tự nhận là "nhà hoạt động" đã ráo riết vận
động nhằm ngăn cản việc ký kết các hiệp định. Nhưng họ đã thất bại vì đã
đưa ra lập luận phi lý và phi nhân tính. Họ đòi việc ký kết phải gắn
với "dân chủ, nhân quyền" song lại tìm cách ngăn cản sự phát triển nền
sản xuất và quan hệ giao thương giữa Việt Nam với thế giới - một yếu tố
quan trọng tạo cơ sở để thực thi nhân quyền. Họ tự nhận là "người yêu
nước" nhưng lại không muốn Việt Nam thành công trong tiến trình hội nhập
toàn diện và phát triển để cuộc sống vật chất, tinh thần của nhân dân
ngày càng tốt đẹp hơn. Vì thế thất bại của họ là tất yếu không thể tránh
khỏi./.