Trong phong trào thi đua xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến, các già làng, trưởng bản, người có uy tín đã phát huy vai trò nòng cốt, gương mẫu, hướng dẫn nhân dân thực hiện hương ước, quy ước và các thiết chế văn hóa, phong tục tập quán của làng, chống mê tín dị đoan, xóa bỏ tập tục lạc hậu…Họ cũng đã phát huy vai trò của mình tuyên truyền giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn dân cư; tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục người lầm lỗi; giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn.
Huyện Tân Sơn (Phú Thọ) hiện có 240 già làng, trưởng bản uy tín được UBND huyện công nhận. Các già làng, trưởng bản đã có vai trò quan trọng trong việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, là cầu nối đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con dân dân tộc thiểu số, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
Trưởng bản Minh Nga, xã Thạch Kiệt (Tân Sơn) Triệu Tài Hưng đã có 24 năm được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng bản, tâm sự: Trước kia, cả bản Minh Nga sống du canh, du cư, phát nương làm rẫy vẫn không đủ ăn, con cái không được tới trường, người ốm yếu không được khám chữa bệnh. Sau khi định canh định cư, được Đảng và Nhà nước giao đất, giao rừng hỗ trợ cây con giống, máy móc sản xuất…đến nay toàn xã chỉ còn 36 hộ nghèo, 74 cháu đang theo học tại các bậc học.
Trong phong trào thi đua xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến, các già làng, trưởng bản, người có uy tín đã phát huy vai trò nòng cốt, gương mẫu, hướng dẫn nhân dân thực hiện hương ước, quy ước và các thiết chế văn hóa, phong tục tập quán của làng, chống mê tín dị đoan, xóa bỏ tập tục lạc hậu…Họ cũng đã phát huy vai trò của mình tuyên truyền giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn dân cư; tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục người lầm lỗi; giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn, ông Hưng cho biết thêm.
Năm nay đã gần 70 nhưng già làng Phùng Xuân An, bản Minh Nga còn minh mẫn, nhanh nhẹn. Hàng ngày, già thường dành thời gian đọc báo để nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Bằng vốn sống và sự hiểu biết, trong nhiều cuộc họp của bản và các đoàn thể, già làng luôn được mời tham gia để tuyên truyền vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết trong cuộc sống, lao động sản xuất. Anh Triệu Tài Quảng, bản Minh Nga, xã Thạch Kiệt cho biết: Già làng Phùng Xuân An là người già có uy tín của bản nên những gì cụ nói thường được bà con tin và nghe theo. Mỗi khi trong bản có xảy ra xích mích hay nghi kỵ nhau bà con đều tìm đến già làng Phùng Xuân An và được ông giải quyết ổn thỏa, qua đó đã tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các gia đình trong bản làng.
Già làng Triệu Hữu Lượng, thôn Tân Lập xã Thu Cúc (huyện Tân Sơn) cho biết: Được dân làng tôn trọng, tin cậy bầu làm già làng, tôi càng phải cố gắng giúp đỡ, lắng nghe bà con, nắm bắt thông tin, hiểu rõ chính sách, pháp luật của Đảng và n hà nước, mới nói đúng làm đúng. Có như vậy bà con mới nghe, mới tin và làm theo.
Già làng, trưởng bản không chỉ có vai trò quan trọng trong việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, vận động nhân dân đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo,… mà còn có vai trò nòng cốt trong công tác đảm bảo an ninh trật tự của bản làng.
Trung tá Hà Văn Cần, Phó đội trưởng Đội an ninh huyện Tân Sơn cho biết: V iệc tranh thủ sự giúp đỡ của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các đồng bào dân tộc ở Tân Sơn trong công tác bảo vệ an ninh trật tự đã thực sự mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Các già làng, trưởng bản động viên bà con thi đua lao động sản xuất, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời v ận động bà con nêu cao tinh thần cảnh giác đấu tranh phòng chống tội phạm, tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội phát sinh tại bản làng. Hoạt động của các già làng ở cơ sở còn tập trung vào công tác hòa giải, các vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ dòng họ hoặc trong làng, bản, động viên các gia đình cho con em đến trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, hủ tục... Các già làng, trưởng bản luôn cùng với cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể ở cơ sở đến từng gia đình vận động bà con đoàn kết chống lại những âm mưu và thủ đoạn phá hoại của kẻ xấu. Qua đó, đã xuất hiện nhiều cá nhân tiêu biểu, nhiều mô hình tiên tiến trong các phong trào như: “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “Làng bản văn hoá”, “Khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội”…
Ông Vũ Tiến Bắc, Chủ tịch MTTQ huyện Tân Sơn cho biết: Huyện Tân Sơn có trên 83% đồng bào dân tộc chủ yếu là dân tộc Mường, Dao, Mông sinh sống. Toàn huyện có 240 già làng, trưởng bản có uy tín được UBND huyện công nhận. Các vị già làng, trưởng bản còn đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, vận động đồng bào trong thôn, bản tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” xây dựng nông thôn mới; “Ngày vì người nghèo”; xóa đói giảm nghèo, áp dụng khoa học kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
Có thể khẳng định, đội ngũ già làng, trưởng thôn, người có uy tín thật sự là những nhân tố đi đầu, là tấm gương điển hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng làng văn hóa,…góp phần thiết thực xây dựng đại đoàn kết toàn dân, thực hiện có hiệu quả công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, tạo sức mạnh nội lực, chung sức xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, giữ bình yên cho bản làng,…/
TTX