Thứ Sáu, 22/11/2024
Diễn đàn
Thứ Sáu, 29/3/2019 14:31'(GMT+7)

Giữ kỷ cương, trật tự từ cơ sở

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên tình trạng này không giảm mà còn diễn biến phức tạp, đặc biệt sai phạm trong QLXD ở cơ sở (cấp xã, phường).

Tình trạng sai phạm trong QLXD khá phổ biến, nhất là ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nó “kỳ lạ” như cách nói của Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân trong một hội nghị tổng kết của thành phố rằng: Ở một phường 21 căn nhà cạnh nhau xây một lúc, hỏi phường xây lúc nào mà chủ tịch UBND phường không biết, trong khi hỏi dân ở xung quanh ai cũng biết là điều không thể chấp nhận được.

Để xảy ra tình trạng sai phạm trong QLXD, nguyên nhân cốt lõi là do một bộ phận cán bộ quản lý cơ sở thiếu trách nhiệm, buông lỏng trong công tác quản lý, thực hiện chưa nghiêm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực này.

Trên thực tế, những sai phạm này cán bộ thực thi nhiệm vụ được giao có biết không? Khả năng thứ nhất, có thể họ không biết, chưa biết. Điều này xảy ra là do cách làm việc thiếu trách nhiệm, quan liêu, buông lỏng quản lý. Địa bàn phường, xã ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh không quá rộng. Nếu cán bộ làm việc có trách nhiệm, họ phải thường xuyên kiểm tra, sát sao giám sát, nhắc nhở, đề xuất xử lý nghiêm vi phạm thì chắc chắn không để xảy ra hiện tượng vi phạm xây dựng tràn lan, bộ mặt đô thị không bị “nhếch nhác” như những gì chúng ta từng chứng kiến.

Khả năng thứ hai là họ biết nhưng đã bỏ qua việc xử lý sai phạm, thậm chí thông đồng với sai phạm. Rất nhiều ý kiến dư luận cho rằng, chỉ cần người dân đổ một xe cát xuống chân công trình thì thanh tra xây dựng đã biết, huống chi một công trình xây dựng sai mọc lên. Vậy phải chăng có gì khuất tất ở đây? Chính việc nhiều cán bộ sai phạm trong lĩnh vực này bị xử lý kỷ luật đã trả lời những khuất tất này. Nhiều người bị nêu đích danh là “nhận tiền”, “bảo kê”, “có quyền lợi” để bao che cho sai phạm trong xây dựng.

Việc sai phạm trong QLXD không chỉ là vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ cương mà Nhà nước cũng thất thu tiền thuế. Nhưng quan trọng hơn nó làm giảm niềm tin của người dân vào đội ngũ cán bộ công quyền ở cơ sở.

Để khắc phục tình trạng này, một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải nâng cao trách nhiệm đội ngũ cán bộ cơ sở mà trực tiếp là những người được giao thực thi nhiệm vụ, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ này.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân trong thực hiện kỷ cương, trật tự. Tuân thủ pháp luật và thực hiện đúng pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân. Một xã hội nếu không thượng tôn pháp luật sẽ dẫn đến nhiều vi phạm.

Ở một khía cạnh khác, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, những vấn đề như quy hoạch xây dựng, quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc phải được xây dựng chặt chẽ. Cơ quan chức năng phải siết lại trách nhiệm từ cấp phép, quản lý, giám sát, xây dựng. Cơ quan nào cấp phép sai, cán bộ nào làm sai hay để xảy ra sai phạm, tồn tại sai phạm đều phải xử lý đúng quy định, đồng thời cũng cần thực hiện nghiêm chế tài đối với những công trình sai phạm.

Nhiều ý kiến cho rằng, phải có biện pháp mạnh với công trình không phép như buộc phá dỡ thay vì chỉ xử phạt hành chính hay phạt cho tồn tại. Dù rằng phá dỡ là “của đau con xót” nhưng không thể không làm. Bởi nếu không nghiêm thì nơi này làm được, nơi khác cũng làm được, công trình sai phạm này tồn tại được thì công trình sai phạm khác cũng tồn tại được.

Luật pháp là nghiêm minh, công bằng. Có như vậy người thực thi mới không dám sai phạm và không thể sai phạm./.

Sơn Tuyên (qdnd.vn)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất