Thứ Ba, 8/10/2024
Giáo dục
Thứ Bảy, 22/11/2008 14:19'(GMT+7)

Hà giang đạt chuẩn quốc gia về phổ cập Trung học cơ sở

Sau 7 năm huy động sự tham gia của toàn xã hội, Hà Giang đã hoàn thành chiến lược phổ cập giáo dục THCS. Với sự đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hàng năm hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên được quan tâm đầu tư cả về số lượng, chất lượng. Đến nay 100% xã, phường, thị trấn có trường học 2 tầng, phòng học kiên cố chiếm tỷ lệ tương đối cao; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tăng hàng năm, từng bước đáp ứng nhu cầu học, giảng dạy của địa phương. Toàn tỉnh hiện có 164 trường mầm non, 150 trường tiểu học, 116 trường THCS, 83 trường PTCS, 18 trường THPT, 8 trường PTTH và 11 trung tâm GDTX; trên 16 nghìn giáo viên từ mầm non đến THPT. Tỉnh đã huy động 197 giáo sinh, 117 giáo viên dạy các lớp phổ cập THCS, tổ chức được 150 mô hình giáo dục nội trú dân nuôi. Bên cạnh đó, ngành GD-ĐT còn tổ chức tập huấn chuyên môn, thi làm đồ dùng học tập, thường xuyên thăm lớp, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy đối với giáo viên, điều này đã góp phần nâng cao trình độ giáo viên, thúc đẩy đổi mới chất lượng công tác phổ cập. Qua đó, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn hàng năm liên tục tăng, từng bước đáp ứng được nhu cầu, chất lượng dạy học. Mạng lưới trường, lớp được chú trọng đầu tư, phát triển từ bậc mầm non đến THPT đã bước đầu tạo nền móng vững chắc cho phổ cập giáo dục THCS. Với sự huy động tổng lực, ngay năm 2001 đã có 25 xã được công nhận, năm 2002 là 15 xã, năm 2003 công nhận 53 xã, năm 2004 công nhận 58 xã… Đến cuối năm 2007, tỉnh đã kiểm tra, công nhận đạt chuẩn PCGD THCS cho 11 huyện, thị và 192/195 xã, phường, thị trấn. Công tác kiểm tra, đánh giá, công nhận các đơn vị đạt chuẩn được tiến hành đúng quy trình. Số đối tượng tốt nghiệp THCS đạt 98,41%; 98,46% xã, phường, thị trấn, 100% huyện, thị đạt chuẩn. Đối chiếu với quy định của Bộ GD-ĐT, Hà Giang đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Quốc gia phổ cập giáo dục THCS. Kết quả phổ cập giáo dục  THCS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu mốc mới của sự nghiệp phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề phát triển KT-XH. Kết quả này cũng củng cố, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh để chúng ta hướng tới mục tiêu xa hơn là phổ cập giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh miền núi nơi biên cương cực bắc Tổ quốc.

Hoàng Việt, Ban Tuyên giáo Tinh ủy Hà Giang

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất