Thứ Sáu, 22/11/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Năm, 14/11/2019 18:55'(GMT+7)

Hà Nam: Cấp nước an toàn - Kinh nghiệm và định hướng

Ông Đỗ Quang Nha - Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam phát biểu khai mạc Hội nghị

Ông Đỗ Quang Nha - Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam phát biểu khai mạc Hội nghị

Hội nghị hướng vào mục đích đánh giá kết quả bước đầu thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn (CNAT) của tỉnh Hà Nam và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương; đồng thời, thảo luận về định hướng và kế hoạch hỗ trợ triển khai hoạt động CNAT của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Hội thảo là tiếp nối kết quả của Hội nghị tháng 3/2019 mà Viện PHAD và Ban chỉ đạo CNAT tỉnh Hà Nam đã triển khai cùng chủ đề.

              Quang cảnh Hội nghị
 

c hiện Kế hoạch CNAT của tỉnh và định hướng giai đoạn 2020-2022. Theo đó, tỉnh Hà Nam có 41 nhà máy nước sạch tập trung với tổng công suất 170.000 m3 /ngày đêm. Các nhà máy nước đã được xây dựng cấp nước cho gần 95/105 phường, xã trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ cấp nước từ các nhà máy nước đạt 67% trong đó khu vực đô thị đạt tỷ lệ cấp nước 78%, khu vực nông thôn đạt tỷ lệ cấp nước 61%. Nguồn nước mặt khai thác từ sông Hồng, sông Đáy, sông Châu Giang, sông Sắt cấp cho các nhà máy nước với tỷ lệ 95%, nước ngầm khai thác cấp cho nhà máy nước chiếm tỷ lệ 5%... Điều đáng quan tâm là tỷ lệ cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung cao, trong đó tỷ lệ tư nhân hóa rất cao đối với các hệ thống cấp nước tập trung. Có được thành quả đó, là từ những nỗ lực rất lớn trong các hoạt động vì cộng đồng của tỉnh, trước hết là sự chỉ đạo, theo dõi chặt chẽ của UBND, HĐND tỉnh.

    Ông Nguyễn Kiều Cương – Giám đốc Dự án "Các hoạt động Địa phương Việt Nam vì sức khỏe môi trường" phát biểu tại Hội nghị

Từ tháng 1/2016, triển khai chủ trương của chính phủ, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo CNAT cấp tỉnh (Quyết định số 79/QĐ-UBND); sau đó, tháng 6/2016 tiếp tục được kiện toàn phù hợp hơn với thực tiễn công việc. Cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo đã có những hoạt động thiết thực, như: tổng hợp, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình CNAT trên địa bàn; Thường xuyên theo dõi, tổng hợp, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về tình hình chất lượng nước sạch cung cấp cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Chủ trì các đợt kiểm tra đột xuất về chất lượng nước và thái độ phục vụ đối với Nhà máy nước của Công ty cổ phần Nước sạch Hà Nam trong năm 2016, 2017, 2019 đôn đốc tiến độ các dự án cấp nước trên địa bàn tỉnh, đôn đốc việc lập Kế hoạch CNAT đối với các hệ thống cấp nước tại khu vực đô thị; chủ trì rà soát quy hoạch cấp nước các nhà máy nước sạch tập trung trên địa bàn tỉnh; gần đây nhất đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết về quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2030, trình thỏa thuận với Bộ Xây dựng về quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2030 và tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2030... Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được về CNAT, ngày cũng càng bộc lộ những vấn đề có tính “nan giải” cần phải tập trung đồng bộ, nghiên cứu, đánh giá khách quan, khoa học hơn.

Báo cáo của Sở Xây dựng cho thấy, trên thực tế, chất lượng nước sạch chưa ổn định. Còn nhiều ý kiến của người dân về chất lượng nước sạch cung cấp không đảm bảo, nhất là, khi nước sông Châu, sông Sắt bị ô nhiễm, nhà máy nước dừng hoạt động và không có sự hỗ trợ cấp nước từ các nhà máy nước khác. Trong một số đợt ô nhiễm nặng trên sông Nhuệ ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Đáy, Nhà máy nước Phủ Lý I và II cũng đã phải dừng hoạt động trong thời gian nhất định, ảnh hưởng đến khả năng cấp nước sạch liên tục, đảm bảo chất lượng nước an toàn cho người dân.

Trong khi đó, Ban Chỉ đạo CNAT, chủ yếu mới là các hoạt động độc lập, chưa có sự kết nối thông tin đầy đủ, đa chiều giữa các thành viên, chưa tổ chức họp định kỳ , chưa lập kế hoạch CNAT trên địa bàn tỉnh. Các công ty cấp nước chưa áp dụng khoa học kỹ thuật và thiếu chủ động trong ứng phó với các sự cố về nguồn nước cũng như sự cố về đường ống, không đảm bảo áp lực, chất lượng nước cấp vì thế không ổn định. Vì thế, cần tiếp tục trưng cầu ý kiến tham vấn của các chuyên gia, các nhà khoa học, quản lý và vận động chính sách. Đồng thời, đòi hỏi cần có kế hoạch triển khai cụ thể, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ về lập và thực hiện kế hoạch CNAT, đáp ứng mục tiêu về tỷ lệ cấp nước cũng như cung cấp nước sạch đảm bảo liên tục, an toàn

Báo cáo cũng nêu rõ: Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ hệ thống cấp nước ở khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch CNAT đạt 35%, đặc biệt đối với các hệ thống phục vụ đô thị loại IV trở lên gồm thành phố Phủ Lý và đô thị Duy Tiên; đối với hệ thống cấp nước khu vực nông thôn tối thiểu 30%. (So sánh với Tỷ lệ trong Chương trình quốc gia: 45% đối với đô thị và 35% đối với khu vực nông thôn); đến năm 2025, chấm dứt sử dụng nguồn nước không đảm bảo, việc lập và thực hiện kế hoạch CNAT cần đạt 70% đối với các hệ thống cấp nước đô thị và 40% đối với các hệ thống cấp nước nông thôn. (So sánh với tỷ lệ trong Chương trình quốc gia: 75% đối với đô thị và 50% đối với khu vực nông thôn).

Đối với các công ty cấp nước, đến hết năm 2020 có ít nhất 50% nhà máy cấp nước tiến hành triển khai xây dựng kế hoạch CNAT và có ít nhất 2 công ty thực hiện việc lập, trình phê duyệt Kế hoạch CNAT trên hệ thống cấp nước thuộc đơn vị quản lý; đến năm 2025 có ít nhất 70% công ty cấp nước khu vực đô thị và 40% công ty cấp nước khu vực nông thôn có kế hoạch CNAT được UBND tỉnh phê duyệt... Thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi phải được đầu tư đồng bộ, từ cải tạo công trình cấp nước, thiết bị điều khiển hệ thống cấp nước; công nghệ xử lý nước tiên tiến; công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành hệ thống cấp nước; đào tạo, nâng cao năng lực thực hiện CNAT cho cán bộ, công nhân viên, tiếp nhận sự hỗ trợ kỹ thuật từ các đơn vị tư vấn của các dự án, các tổ chức có năng lực được UBND tỉnh cho phép; tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm và an toàn.

Hội nghị cũng được nghe đại diện Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng trình bày Báo cáo tổng quan tình hình thực hiện chương trình quốc gia bảo đảm CNAT – Vai trò của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Ban CNAT của Công ty cấp nước trong quá trình triển khai kế hoạch CNAT; nghe tham luận của đại diện Sở Y tế về Dự thảo Bộ chỉ số địa phương về kiểm tra và giám sát chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt theo thông tư 41-BYT; tham luận của Công ty cấp nước trên địa bàn tỉnh về thực trạng và nhu cầu xây dựng về CNAT tại các nhà máy cấp nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam; nghe ý kiến các đại biểu tập trung thảo luận về: Kế hoach CNAT tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020- 2025việc hỗ trợ triển khai Kế hoạch CNAT tỉnh Hà Nam của Dự án các hoạt động Việt Nam vì sức khỏe môi trường; các ý kiến giải trình, góp ý của các đơn vị cấp nước, đặc biệt là ý kiến của nhóm chuyên gia hỗ trợ Kỹ thuật đến từ Viện PHAD và Trung tâm NGOIC thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Phát biểu kết luận Hội nghị, ông Đỗ Quang Nha - Phó Giám đốc Sở Xây dựng ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến đóng góp qúy báu của các đại biểu, giúp Ban Chỉ đạo CNAT của tỉnh đúc kết rõ hơn các kinh nghiệm từ thực tiễn; coi đây là tài liệu và cẩm nang quan trong để tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện thành công các mục tiêu Kế hoạch đề ra đến năm 2022, 2025./.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội nghị:

Bà Nguyễn Thị Hồng Khánh – Phó trưởng phòng Quản lý Cấp nước, Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng báo cáo Tổng quan tình hình thực hiện chương trình quốc gia bảo đảm CNAT – Vai trò của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Ban CNAT của Công ty cấp nước trong quá trình triển khai kế hoạch CNAT.

Đại biểu tham dự Hội nghị

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

PV

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất