Thứ Sáu, 29/11/2024
Môi trường
Thứ Năm, 17/3/2016 16:53'(GMT+7)

Hạn hán và xâm nhập mặn: Cần nhiều biện pháp ứng phó trước mắt và lâu dài

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 4/3, thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn đã gây ảnh hưởng nặng đến sản xuất, sinh hoạt tại các khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Tại khu vực Nam Trung bộ, đã có tổng cộng gần 23.000 ha đất lúa phải dừng sản xuất do thiếu nước; Khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ có 2.865 ha đất canh tác phải dừng sản xuất; Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 121.000 ha lúa bị ảnh hưởng đến năng suất do hạn hán, thiếu nước. Tính đến ngày 15/3/2016 tổng diện tích bị ảnh hưởng, thiệt hai đã lên đến: 163.105 ha đất lúa, 14.463 ha hoa màu, 13.518 ha cây ăn quả, 1.072 ha nuôi trồng thủy sản. Con số thống kê cho thấy, mỗi ngày có thêm hàng ngàn héc ta đất nông nghiệp bị thiệt hại và theo dự báo, tháng 3 sẽ là cao điểm của khô hạn, xâm nhập mặn. Tình trạng này sẽ kéo dài tới tháng 6-2016.

Các chuyên gia cho biết, do tác động của El Nino, lượng mưa trong khu vực giảm mạnh khoảng 20-30% so với trung bình nhiều năm, lượng nước sông Mê Kong về Việt Nam giảm 50%, dòng chảy sông Mêkông thấp nhất trong 90 năm qua dẫn đến tình trạng mặn lấn sâu vào đất liền đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều nơi nước mặn vào sâu đất liền tới 70-90 km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 15 đến 20 km. Với Nam Trung Bộ, lượng nước tích trữ của các hồ chứa ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận chỉ đạt 30-50% dung tích thiết kế. Tây Nguyên cũng trong tình trạng tương tự khi các hồ chứa thủy lợi chỉ đạt 50-60% dung tích thiết kế, khoảng 60 hồ chứa nhỏ ở tỉnh Đăk Lăk đã cạn nước.

Các chuyên gia dự báo, do diễn biến của quá trình biến đổi khí hậu trên toàn cầu, trong những năm tới hiện tượng nhiệt độ thay đổi bất thường, mùa mưa rút ngắn, tổng luợng mưa thiếu hụt... sẽ còn tiếp diễn. Với tốc độ xâm nhập mặn hiện nay nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ bị kiệt quệ trong vòng 3 năm tới, đất nông nghiệp, lương thực sẽ trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn… Tình hình trên yêu cầu phải có các giải pháp, quyết sách ngay trước mắt cũng như lâu dài. 

Để ứng phó với tinh hình trên, các cơ quan Đảng và Nhà nước, Ban Chỉ đạo Trung uơng về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chỉ đạo và triển khai công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn. Các cơ quan truyền thông đã tăng cuờng đưa tin dự báo, cảnh báo tình trạng thiên tai, nguy cơ cháy rừng; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn và cháy rừng. Tổng bí thư, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có nhưng chuyến làm việc, trực tiếp chỉ đạo tại các tỉnh đang gánh chịu hậu quả nặng nề của đợt thiên tai này. Trên bình diện quốc tế, các nước sở hữu những đập thủy điện lớn trên thượng nguồn sông Mê kông cũng đã tuyên bố xả nước xuống  hạ lưu sông Mekong để cứu hạn Đông Nam Á.

Tại Tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra nhiều kiến giải ứng phó nhằm ứng phó với hạn hán và nhiễm mặn. Các ý kiến được nêu sẽ được Ban Tuyên giáo Trung ương tổng hợp báo cáo Ban Bí thư.

PV


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất