Thứ Sáu, 8/11/2024
Thế giới
Thứ Ba, 28/1/2014 22:14'(GMT+7)

Hoãn bầu cử có phải là giải pháp cho tình hình Thái Lan?

Người biểu tình chống chính phủ tập trung bên ngoài khu vực Thủ tướng Yingluck Shinawatra gặp các quan chức Ủy ban Bầu cử. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Người biểu tình chống chính phủ tập trung bên ngoài khu vực Thủ tướng Yingluck Shinawatra gặp các quan chức Ủy ban Bầu cử. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Người biểu tình cho rằng chính phủ hiện nay không còn tính hợp pháp, do vậy, họ không được sử dụng cơ sở của quân đội để hội họp.

Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã tổ chức cuộc gặp này nhằm thảo luận với các quan chức trong Nội các về những đề xuất hoãn bầu cử mà chính phủ sẽ đưa ra ở cuộc gặp với Ủy ban bầu cử quốc gia.

Chính phủ hiện đang muốn đẩy "trái bóng bầu cử" sang phía Ủy ban bầu cử khi đưa ra đề xuất rằng Ủy ban bầu cử nên chủ động đề xuất ngày bầu cử mới và gánh vách bớt chi phí tài chính tổ chức, đồng thời phải đảm bảo rằng thủ tướng cũng như các thành viên chính phủ sẽ không phải đối mặt với pháp luật nếu thay đổi ngày bầu cử.

Phía chính phủ cũng nêu ra vấn đề rằng nếu ngày bầu cử được hoãn lại thì liệu người biểu tình có còn phản đối và đảng Dân chủ đối lập có tảy chay nữa hay không. Những ngày qua, thủ lĩnh biểu Suthep Thaugsuban và những người ủng hộ vẫn khẳng định không cần cuộc bầu cử này. Đảng Dân chủ cũng đã quyết định tẩy chay bầu cử từ đầu.

Trong hoàn cảnh này, liệu hoãn cuộc bầu cử ngày 2/2 thì có lợi ích gì? Nhiều quan chức chính phủ dường như vẫn muốn thúc đẩy tiến trình bầu cử với lời giải thích rằng Tòa án hiến pháp mới quy định cuộc bầu cử có thể hoãn, do vậy, chính phủ và Ủy ban bầu cử cần thảo luận để chắc chắn rằng chính phủ không phải chịu trách nhiệm pháp lý nào.

Có 41 đảng nhỏ đã bày tỏ mong muốn cuộc bầu cử cần phải được xúc tiến đúng lịch trình, chứ không nhất thiết phải hoãn lại. Đảng Vì Thái Lan đưa ra gợi ý rằng nếu Ủy ban bầu cử thuyết phục được đảng Dân chủ tham gia thì cũng nên cân nhắc thay đổi ngày bầu cử.

Ủy ban bầu cử Thái Lan gợi ý tiến trình bầu cử nên được bắt đầu lại nhằm để giải quyết hết tất cả các vấn đề còn tồn tại. Theo ủy ban này, hiện còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan tới bầu cử như một số lượng lớn ứng cử viên chưa đăng ký được, nhiều cử tri cũng chưa thực hiện được quyền bỏ phiếu bởi bị người biểu tình đã bao vây.

Những vấn đề này cần được giải quyết và cách tốt nhất để giải quyết nó là bắt đầu lại một tiến trình bầu cử đã được tất cả các bên chấp nhận. Ủy ban bầu cử từng tổ chức một cuộc gặp với tám đảng phái chính trị lớn ở Thái Lan để thảo luận về tiến trình tổng tuyển cử.

Trước đó, ủy ban này từng đề xuất hoãn tổng tuyển cử trong sáu tháng để có đủ thời gian giải quyết xung đột và bất đồng hiện nay. Ủy ban này cũng khuyến cáo chính phủ nên lựa chọn hoãn bầu cử, còn nếu vẫn xúc tiến vào 2/2 thì họ phải chịu trách nhiệm về khả năng không thể tổ chức được cuộc họp đầu tiên tại Hạ viện nhằm thành lập chính phủ mới.

Có ba kịch bản có thể xảy ra. Đầu tiên là cuộc bầu cử vẫn được xúc tiến theo đúng sắc lệnh của Hoàng gia bởi nếu chính phủ gợi ý hoãn bầu cử, họ có thể bị các đảng phái khác hoặc người dân kiện.

Tiếp đó là khả năng bầu cử diễn ra nhưng Ủy ban bầu cử tuyên bố hoãn vì bị người biểu tình bao vây, thì có thể tổ chức lại trong vòng bảy ngày hoặc lâu hơn ở những khu vực bị gián đoạn. Trường hợp cuối cùng, cuộc bầu cử bị hủy và thay đổi ngày tổ chức theo gợi ý của tòa án.

Quân đội Thái Lan đã tuyên bố họ sẽ không tham gia cuộc xung đột chính trị hiện nay, đặc biệt là vấn đề hoãn cuộc bầu cử sắp tới vì nó thuộc thẩm quyền của chính phủ và ủy ban bầu cử.

Quân đội cũng khước từ lời kêu gọi cử binh sỹ tới bảo vệ người biểu tình với lý do rằng quân đội cũng phải thực hiện theo khuôn khổ của luật tình trạng khẩn cấp và trực thuộc sự chỉ huy của Trung tâm gìn giữ hòa bình.

Trong một diễn biến mới nhất, Chủ tịch đảng Dân chủ Abhisit Vejjajiva đã tuyên bố rằng đảng này có thể xem xét tham gia tổng tuyển cử sau khi nó được hoãn lại./.

(Vietnam+)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất