Thứ Bảy, 30/11/2024
Thế giới
Thứ Tư, 24/9/2014 14:23'(GMT+7)

Hội đồng Bảo an đưa lãnh đạo cấp cao của IS vào "danh sách đen"


Ngày 23/9, Ủy ban Trừng phạt mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda thuộc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bổ sung hơn 10 tay súng, những đối tượng hậu thuẫn các tổ chức cực đoan dưới hình thức chiêu mộ tân binh và cung cấp tài chính cho các nhóm phiến quân tại Iraq, Afghanistan, Tunisia và Yemen, trong đó có một thủ lĩnh cấp cao của IS, vào diện nghi vấn đặc biệt.

Trong số các đối tượng này có nhiều người là công dân Pháp, Saudi Arabia, Na Uy, Senegal và Kuwait. Các cá nhân trên sẽ bị áp đặt lệnh cấm vận vũ khí, đi lại và phong tỏa tài sản.

Trước đó, Pháp đã đệ trình một danh sách gồm 3 cá nhân lên Ủy ban Trừng phạt mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda, trong khi Mỹ đề xuất 11 danh tính cùng các nhóm Ansar al-Sharia ở Tunisia và Lữ đoàn Abdallah Azzam có quan hệ với Al-Qaeda.

Đáng chú ý, "danh sách đen" của Hội đồng Bảo an còn có tên của Abd al-Rahman Muhammad Mustafa al-Qaduli, một thủ lĩnh cấp cao IS tại Syria, từng là phó chỉ huy của Al-Qaeda tại Iraq.

Ngoài ra, Hội đồng Bảo an, cơ quan quyền lực nhất của Liên hợp quốc, cũng đã nhất trí với nội dung bản dự thảo nghị quyết do Mỹ đệ trình, theo đó gồm các điều khoản nhằm ngăn chặn và nghiêm cấm việc chiêu mộ, tổ chức, vận chuyển, trang bị, huấn luyện ....cho các phần tử cực đoan âm mưu tiến hành khủng bố.

Đây được cho là một trong những nỗ lực của Washington trước nguy cơ các đối tượng thánh chiến người Mỹ trở về nước, tiềm ẩn các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Dự kiến, Hội đồng Bảo an sẽ chính thức phê chuẩn văn kiện này trong phiên họp ngày 24/9.

Cùng ngày, Mỹ đệ trình một bức thư lên Liên hợp quốc, trong đó giải thích rằng Washington đã lãnh đạo các cuộc không kích nhằm vào nhóm IS tại Syria vì cho rằng Damascus "không thể và sẽ không đương đầu với những nơi ẩn náu an toàn của các phần tử IS.

Trong gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power nhấn mạnh sự cần thiết tiến hành các cuộc không kích để loại bỏ mối đe dọa IS với Iraq, Mỹ và các đồng minh. Theo bà, hành động này là chính đáng chiểu theo Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc về quyền phòng vệ đơn phương hay tập thể của các nước trước cuộc tấn công vũ trang.

Phản ứng trước cuộc không kích nói trên, Tổng Thư ký Ban Ki-moon tuyên bố hành động của Washington và các đồng minh Arab nhằm tiêu diệt các phần tử cực đoan vốn là mối đe dọa nghiêm trọng với hòa bình và an ninh quốc tế.

Mặc dù chính quyền Damascus đã được thông báo trước về việc này, song ông nêu rõ mọi hành động, bao gồm cả quân sự và pháp lý, nhằm chống IS ở trong lãnh thổ Syria đều phải nằm trong khuôn khổ Hiến chương Liên hợp quốc và phù hợp với luật nhân đạo quốc tế.

Song song với cuộc chiến chống IS, Chính phủ Mỹ còn mạnh tay đẩy mạnh chiến dịch khác nhằm "xóa sổ" những mối hiểm họa cực đoan khác có khả năng đe dọa các lợi ích của mình.

Một trong những nỗ lực này phải kể đến mặt trận mới chống nhóm Khorasan, một nhóm thánh chiến mới nổi tại Syria, quy tụ nhiều chiến binh "kỳ cựu" của mạng lưới khủng bố al-Qaeda.

Theo giới chức Lầu Năm Góc, trong 200 cuộc không kích IS tại Syria và Iraq đêm vừa qua, Mỹ và các đồng minh Arab cũng tấn công 8 mục tiêu của Khorasan gần thành phố Aleppo, Tây Bắc Syria. Hiện vẫn chưa rõ Muhsin al-Fadhli, thủ lĩnh của nhóm này đã bị tiêu diệt hay chưa.

Nhóm Khorasan nằm trong tầm ngắm của tình báo Mỹ trong nhiều năm và đã có kế hoạch tấn công Mỹ, các nước châu Âu, thậm chí âm mưu đánh bom máy bay./.

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất