Thứ Sáu, 15/11/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Tư, 28/12/2022 19:8'(GMT+7)

Hội nghị BCH lần thứ ba Hội Khuyến học Việt Nam: Trên tinh thần sáng tạo, nhiệt tình, vượt khó

Bà Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Bà Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Các đồng chí: Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Lê Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam chủ trì Hội nghị. Cùng dự có các đại diện Ban Dân vận Trung ương; Ban Tuyên giáo Trung ương; các Ban Đảng; đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng ủy Khối Cơ quan Trung ương; Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bộ Quốc phòng, các ban, bộ, ngành Trung ương.

Báo cáo tổng kết hoạt động Hội Khuyến học Việt Nam năm 2022, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Lê Mạnh Hùng cho biết, năm vừa qua, với tinh thần tâm huyết, trách nhiệm, tư duy đối mới, cách làm sáng tạo, vượt khó khăn, cầu thị trong học tập, đổi mới chỉ đạo các hoạt động, tổ chức các hoạt động đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng nên công tác khuyến học, khuyến tài đạt được nhiều kết quả tốt.

Từ Trung ương đến cơ sở, nhận thức của người dân ngày càng đầy đủ hơn, các mô hình học tập ngày càng phát triển, góp phần tạo dựng phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ngày càng hiệu quả, lan tỏa trong xã hội, được cấp ủy các cấp đồng tình, ủng hộ, người dân tích cực tham gia học tập, có bước chuyển lớn về chất lượng xây dựng xã hội học tập.

Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ ba, khóa VI - Ảnh 2.
Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam báo cáo tổng kết hoạt động Hội Khuyến học Việt Nam từ Trung ương đến địa phương năm 2022.

Cụ thể, các cấp hội đã tich cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các cấp, các ngành đối với công tác chỉ đạo và hoạt động của hội. Đổi mới về nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền với nội dung, hình thức đa dạng phong phú, góp phần nâng cao nhận thức trong xã hội về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Hội Khuyến học Việt Nam thực hiện 2 chương trình của Chính phủ: "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị" và xây dựng mô hình "Công dân học tập" sớm, kịp thời, bước đầu đạt kết quả thiết thực.

Công tác kiện toàn, phát triển tổ chức hội và hội viên ngày càng được cấp hội quan tâm, phát triển hội trong trường đại học, cao đẳng, các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang.

Cũng theo báo cáo của 59 hội khuyến học các tỉnh, thành phố, đến nay, cả nước có hơn 23 triệu hội viên, tăng 2% so với năm 2021; trên 130 nghìn chi hội khuyến học; gần 130 nghìn ban khuyến học, tăng 7% so với năm 2021. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm các mô hình, cách làm hay về công tác khuyến học. Từ đó, đề ra được giải pháp thiết thực, kịp thời tổ chức hoạt động khuyến học.

Với tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ thiết thực tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khuyến khích tài năng trẻ, bước đầu hỗ trợ học tập của người lớn tuổi. Công tác đối ngoại nhân dân có bước tiến bộ, hoạt động thiết thực trong việc đoàn kết hợp tác với các nước, tổ chức phi chính phủ, hỗ trợ khuyến học và tham gia có hiệu quả với 2 nước Lào và Campuchia.

Công tác thi đua khen thưởng được triển khai thường xuyên, có hiệu quả, thúc đẩy phong trào, tập trung tuyên truyền, biểu dương những điển hình tiên tiến trong công tác khuyên học, khuyến tài. Về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện theo điều lệ, quy chế hoạt động, bước đầu kiểm tra theo chuyên đề. Qua đó, phát hiện được nhiều mô hình, cách làm hay, đồng thời khắc phục kịp thời những hạn chế.

Các cấp hội tích cực tham gia phong trào do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng tổ chức, hoạt động xã hội vì cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập còn gặp phải những khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.


Các dại biểu tham dự Hội nghị.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng khẳng định, các cấp hội phải tích cực chủ động tham mưu quyết liệt, mạnh mẽ hơn để cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, cả về kế hoạch, chủ trương, mô hình tổ chức, chính sách, kinh phí để khai 2 chương trình đẩy mạnh khuyến học. 

Các cấp hội phải chủ động giải quyết những khó khăn, kịp thời đề nghị Trung ương hội hỗ trợ, tác động với cấp ủy, chính quyền, từng bước tháo gỡ. Báo cáo Bộ Nội vụ, Ban Dân vận Trung ương để sửa đổi nghị định, quy định cho phù hợp với hoạt động của Hội đặc thù được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ. 

Tiếp tục phối hợp với ban tuyên giáo các cấp, từ trung ương đến cơ sở để tham mưu cho cấp ủy triển khai Kết luận 49-KLTW có hiệu quả hơn nữa, nâng cao trách nhiệm của Tổ chức Đảng và đảng viên trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Thống nhất phương thức phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bộ tiêu chí mô hình học tập tại các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh. Quan tâm chỉ đạo xây dựng "Dòng họ học tập" trong điều kiện hiện nay, bởi dòng họ ngày càng có vai trò lớn trong xây dựng xã hội học tập.

Đề xuất Trung ương lồng ghép chương trình phát triển kinh tế xã hội như nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng đời sống văn hóa mới có tiêu chí về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Mô hình Công dân học tập trong nông thôn là khó khăn cả về môi trường, điều kiện học tập, đánh giá, triển khai. Do vậy các cấp hội cần tập trung tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp với ngành giáo dục, đào tạo, các đoàn thể. Nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng, khai thác thiết chế văn hóa sinh hoạt các đoàn thể tốt để người dân có điều kiện học tập. Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng cũng đã nêu 10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Hội nghị lắng nghe 10 ý kiến của đại diện hội khuyến học các tỉnh. Các phát biểu đã đề cập đến các vấn đề nổi cộm trong công tác khuyến học hiện nay. Nhiều địa phương đề cập vai trò của người đứng đầu trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; công tác tổ chức hội; vấn đề về kinh phí, thù lao cho người làm khuyến học; công tác thi đua, khen thưởng; công tác tuyên truyền và việc thực hiện các chương trình đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài từ địa phương. 

Các đại biểu cho rằng nhiệm vụ thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập tại địa phương hiện nay vẫn còn chồng chất khó khăn, cần sự chỉ đạo và chia sẻ kinh nghiệm hơn nữa trong hệ thống khuyến học.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết năm 2022 là năm đầu tiên Hội triển khai nghị quyết đại hội 6, công tác khuyến học có nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đề nghị hệ thống hội khuyến học trên cả nước phát huy thành tựu của năm 2022, thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2023 trên tinh thần sáng tạo, nhiệt tình, vượt khó vươn lên để phục vụ 100 triệu dân Việt Nam.

Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ ba, khóa VI - Ảnh 7.
Lãnh đạo Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng hoa tri ân các đồng chí thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Hội Khuyến học.

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam thay mặt cho Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã tri ân 7 lãnh đạo Hội Khuyến học địa phương đã thôi tham gia Ban Chấp hành Hội Khuyến học Việt Nam. Đây là những gương mặt lão thành trong ngành khuyến học, có đóng góp nhiều công sức cho công tác khuyến học, để lại dấu ấn và bài học kinh nghiệm quý báu cho nhiều thế hệ làm khuyến học. /.

Duy Phong

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất