Thứ Bảy, 21/12/2024
Cuộc sống số
Chủ Nhật, 12/4/2009 18:8'(GMT+7)

Hợp nhất dịch vụ 116 với tất cả DN viễn thông

Còn băn khoăn về sự phối hợp

Theo đề xuất của Quỹ DVVTCI, có 3 phương án có thể triển khai cung cấp dịch vụ 116 thống nhất trên toàn quốc nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng dịch vụ là giao cho một doanh nghiệp viễn thông; giao cho các Sở TT &TT và tổ chức đấu thầu hoặc thi tuyển để lựa chọn một doanh nghiệp trung gian, độc lập cung cấp dịch vụ và  phương án giao cho một doanh nghiệp trung gian, độc lập đã được lựa chọn.

Phân tích về các phương án này, ông Vũ Tiến Dương - Phó trưởng ban Tiếp thị và Bán hàng VNPT cho rằng: việc giao cho các Sở thì rất khó cho các đơn vị này trong việc quản lý dịch vụ. Nếu giao cho một doanh nghiệp viễn thông thì gặp trở ngại về phối hợp giữa các doanh nghiệp viễn thông trong việc cung cấp dữ liệu khách hàng. “Còn phương án giao cho một doanh nghiệp trung gian, độc lập là tối ưu nhất nhưng cũng khó, bởi hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng là bí mật của mỗi doanh nghiệp viễn thông, nay lại giao cho một doanh nghiệp khác quản lý thì không ổn, chưa kể những vấn đề phức tạp khác như cơ chế phối hợp thế nào để dữ liệu thuê bao hàng ngày (những thuê bao nào phát triển mới, hay ngừng sử dụng) luôn được cập nhật với thông tin chính xác tới khách hàng...”, ông Dương nói.

Trao đổi với phóng viên BĐVN, ông Lê Quang Triệu - Phó TGĐ SPT cũng bày tỏ quan điểm đồng tình về việc lựa chọn của Bộ TT &TT. Song, ông Triệu phân tích: Từ trước đến giờ dịch vụ 116 không đáp ứng được nhu cầu tra cứu số thuê bao điện thoại cố định của người dân là vì Bộ chưa có quy định bắt buộc các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định phải kết nối các callcenter, các dữ liệu khách hàng với nhau để đảm bảo khách hàng của mạng này có thể link tới dữ liệu của mạng khác. Chẳng hạn như lâu nay, thuê bao của SPT khi gọi 54040116 thì SPT nhận cuộc gọi và cũng chỉ giải đáp được thông tin về các số thuê bao đầu số 5 của SPT chứ không giải đáp được thông tin về các thuê bao của các mạng khác. Và như vậy vấn đề chỉ ở kỹ thuật.

Đề xuất phương án mới

Với phân tích trên, ông Lê Quang Triệu đề xuất: “Thay vì tổ chức một cơ chế mới, một đơn vị mới hay là một pháp lý mới thì Bộ chỉ cần quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải kết nối kỹ thuật với nhau để đảm bảo khách hàng của mạng này có thể link tới dữ liệu của mạng khác. Tôi nghĩ đây là cách xử lý về mặt kỹ thuật nghiệp vụ đơn giản và phù hợp trong giai đoạn hiện nay”.

Còn theo ông Vũ Tiến Dương, nếu thực hiện phương án quản lý 116 bằng đánh mã 3116 cho VNPT, 6116 cho Viettel... thì đơn giản hơn rất nhiều, hoặc Bộ có thể quy định một số dịch vụ mới là 119 chẳng hạn, khi đó số dịch vụ của VNPT là 3119, của Viettel là 6119... Ví dụ, tại Hà Nội, khách hàng (không phân biệt thuê bao của mạng nào) chỉ cần bấm số 04.3116 để tra cứu số thuê bao điện thoại cố định của VNPT, bấm 04.6116 để tra cứu số thuê bao điện thoại cố định của Viettel. “Về mặt kỹ thuật, việc đánh số này là rất đơn giản bởi hiện mỗi mạng điện thoại cố định của doanh nghiệp đều đã được đánh mã số riêng (VNPT là 3, Viettel là 6, SPT là 5, EVN Telecom là 2). Về mặt quản lý, cách làm này cũng đơn giản hơn là giao cho một doanh nghiệp quản lý tập trung. Trước đây, khi chưa có mã doanh nghiệp thì khách hàng bấm 116 không biết nó chạy đi đâu. Nhưng từ sau tháng 10/2008, khi các doanh nghiệp tiến hành đổi số điện thoại cố định thành công xong (theo quyết định quy hoạch lại các đầu số điện thoại cố định của Bộ TT &TT) thì hoàn toàn có thể thực hiện quản lý dịch vụ 116 theo phương án mà tôi đề xuất”, ông Dương nói.

Nhận xét về đề xuất của các doanh nghiệp, ông Lê Mạnh Hà - GĐ Sở TT &TT TP.HCM cho biết: Xét về mặt kỹ thuật, phương án mà doanh nghiệp đưa ra nghe cũng có lý bởi đây là cách giải quyết đơn giản nhất. Tuy nhiên, ông Chu Hồng Tuấn - Phó GĐ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích (Bộ TT &TT) phân tích: “Đúng là về mặt kỹ thuật thì các phương án của doanh nghiệp đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng trên thực tế thì lâu nay như dịch vụ 116 của VNPT (là doanh nghiệp có số thuê bao cố định nhiều nhất) có chất lượng rất không đảm bảo: Nhiều khách hàng gọi 116 nhưng không được giải đáp và phải chuyển sang gọi 1080 (dịch vụ thu tiền) mới nhận được câu trả lời “ưng ý”.

Thực tế này đặt ra câu hỏi: Nếu giữ nguyên cách tổ chức như hiện nay thì liệu khách hàng có được đảm bảo chất lượng dịch vụ 116 khi gọi tới doanh nghiệp này để tra cứu thông tin về một thuê bao của doanh nghiệp kia.

Một mâu thuẫn nữa khi triển khai phương án như đề xuất của một số doanh nghiệp viễn thông là trong trường hợp khách hàng muốn hỏi số thuê bao của một địa chỉ nào đó thì khi bấm 116 doanh nghiệp nhận cuộc gọi không thể tự động chuyển cuộc gọi tới nhà cung cấp nắm giữ thông tin khách hàng cần biết vì không rõ địa chỉ đó đang sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp nào. Còn nếu doanh nghiệp thực hiện chuyển cuộc gọi thủ công thì có khi phải tới 3 lần chuyển (vì hiện có 4 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định) khách hàng mới có thông tin phản hồi chính xác và như vậy Nhà nước lại phải hỗ trợ cho nhiều cuộc gọi vô nghĩa”.

(Theo ICTnews)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất