Thứ Sáu, 11/10/2024
Kinh tế
Thứ Ba, 17/8/2010 15:26'(GMT+7)

Kinh nghiệm đối phó sau khủng hoảng tài chính của Hàn Quốc và những vấn đề của Việt Nam

Phát triển kinh tế luôn là mục tiêu của Việt Nam trong những năm Đổi mới

Phát triển kinh tế luôn là mục tiêu của Việt Nam trong những năm Đổi mới

Đây là hội thảo cấp cao đầu tiên giữa các nhà khoa học xã hội 2 nước, trao đổi những kết quả nghiên cứu về thế giới hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh nghiệm đối phó với cuộc khủng hoảng của Việt Nam và Hàn Quốc, kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc, triển vọng hợp tác phát triển giữa 2 nước, những vấn đề phát triển đang đặt ra cho Việt Nam...


Theo TTXVN, Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia thành công trong phát triển rút ngắn, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, gia nhập các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, hiện có nền kinh tế đứng thứ 12 trên thế giới. Tiến sĩ Young II Kim, Viện Nghiên cứu Phát triển Hàn Quốc cho biết: Vượt qua được cuộc khủng hoảng, Chính phủ Hàn Quốc đã có những sáng kiến tiết chế những tác động tiêu cực của thị trường tài chính bằng sự ủng hộ mạnh mẽ việc điều phối chính sách quốc tế. Năm 2008, Chính phủ đã chi 130 tỉ đô la Mỹ để ổn định thị trường ngoại hối trong thời điểm xấu nhất của thị trường tài chính. Vào lúc Ngân hàng Hàn Quốc bị áp lực giảm dần lãi suất, Chính phủ đã ký hợp đồng trao đổi tiền tệ với Cục dự trữ Liên bang, góp phần ổn định thị trường tài chính. Từ năm 2009, Chính phủ đã xây dựng một hệ thống các giải pháp hiệu quả của một "Chính phủ kinh tế khẩn cấp" bằng cách triệu tập cuộc họp hàng tháng.


Để ứng phó chống khủng hoảng, thay vì dựa vào những mục tiêu chính sách đặt ra từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã đưa ra "Lập trường chính sách" được tin cậy trên thị trường trong nước và thế giới, cụ thể như điều chỉnh bổ sung ngân sách cho các khoản chi vượt dự kiến, hỗ trợ sức mua thông qua những lợi ích về thuế, tăng tính thanh khoản của đồng won và ngoại tệ. Những biện pháp nhanh ổn định thị trường như nới hạn nợ, mở rộng đảm bảo tín dụng, ký các hợp đồng trao đổi tiền tệ với Nhật Bản và Trung Quốc, đề phòng rủi ro hệ thống thông qua các quỹ tái đầu tư và tái cơ cấu doanh nghiệp, cơ cấu lại các ngành công nghiệp xây dựng, đóng tàu và vận tải để ứng phó nhanh với các vấn đề, các xí nghiệp lớn, vừa và nhỏ có nguy cơ cao.


Gợi mở về định hướng chính sách cho thấy, đây là thời điểm có những cố gắng đa dạng dẫn tới sự phục hồi để phát triển bền vững và tăng việc làm. Do vậy, Chính phủ các nước nói chung và Việt Nam nói riêng cần liên tục cảnh giác, vì những rủi ro tài chính toàn cầu chưa bị triệt tiêu hẳn bất chấp sự phục hồi của các nước đang phát triển. Các biện pháp nhanh cần được xem xét và chuẩn bị để đối phó với những tác động xấu và sự bất ổn mà các chính sách mở rộng trong giai đoạn phục hồi có thể mang tới. Trong bối cảnh trung và dài hạn, những chính sách khuyến khích tính hiệu quả của hệ thống kinh tế nhằm phát triển mạnh và bền vững cần được thực hiện thường xuyên. Yếu tố tuổi dân số trong tương lai cần lưu ý thông qua tập trung cải thiện việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất và năng suất. Việc xem xét cơ cấu của nhu cầu trong nước là phải tăng sản lượng công nghiệp dịch vụ, bởi vì cơ cấu kinh tế hiện nay phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và rất nhạy cảm với những biến đổi kinh tế quốc tế./.

TTX

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất