Thứ Ba, 15/10/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Tư, 3/8/2011 21:50'(GMT+7)

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII : Cho ý kiến vào dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Phó Chủ tịch Hội đồng, 4 Ủy viên là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Tiếp đó, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến vào dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Tờ trình cho biết, trong Chương trình năm 2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội điều chỉnh tiến độ 2 dự án luật là Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Giáo dục đại học từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ nhất sang Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2; bổ sung 4 dự án luật khác gồm Luật Cơ yếu, Luật Biển Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Luật Phòng chống rửa tiền và dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường. Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 gồm 28 dự án luật, 1 dự án nghị quyết, 2 dự án pháp lệnh trong Chương trình chính thức, 27 dự án luật, 2 dự án pháp lệnh trong Chương trình chuẩn bị.

Đa số đại biểu nhất trí với dự kiến dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điểu chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011. Đồng thời tập trung thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 6 tháng cuối năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011; việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 và về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và đề xuất các biện pháp bảo đảm thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012. Về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 6 tháng cuối 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, nhiều đại biểu cho rằng về cơ bản, công tác xây dựng luật, pháp lệnh đã kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, do một số nội dung luật, pháp lệnh được ban hành vẫn còn nhiều quy định mang tính nguyên tắc, thiếu cụ thể nên sau khi ban hành phải chờ văn bản dưới luật quy định chi tiết mới có thể đi vào cuộc sống, nhưng việc ban hành các văn bản này lại không đảm bảo tiến độ. Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đề nghị khi xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải có chương trình dài hơi, có tính dự báo và cần quan tâm đến tính cấp thiết của Luật. Việc Chính phủ đưa luật biển, Luật đất đai vào chương trình xây dựng luật trong thời gian tới là phù hợp với đòi hỏi thực tiễn. Nhiều đại biểu đề nghị, đã đến lúc chấm dứt tình trạng luật chờ Nghị định như thời gian qua vì đây chính là những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Đại biểu Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị, cùng với việc ban hành luật, nhất định phải kèm theo Nghị định. Chính phủ và các Bộ chuyên ngành phải coi việc xây dựng luật kèm Nghị định là nhiệm vụ chính trị.

Một số đại biểu đề nghị ưu tiên xây dựng Luật đầu tư công, Luật quản lý vốn nhà nước; Luật quy hoạch đô thị và Luật Thủ đô vào chương trình chính thức năm 2012… vì đây là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống. Nhiều đại biểu đồng tình với việc sớm ban hành Luật phổ biến giáo dục pháp luật bởi đây là điều kiện quan trọng đưa pháp luật đến với người dân. Đại biểu Vũ Trọng Kim (Quảng Ngãi) đề nghị đưa Luật sửa đổi, bổ sung Luật MTTQ Việt Nam vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 vì trong Luật chưa có nội dung về phản biện và giám xã hội một cách cụ thể để MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước…/.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất