Thứ Hai, 23/9/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Tư, 29/4/2009 22:46'(GMT+7)

Kỷ niệm lần thứ 105 ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Lễ kỷ niệm lần thứ 105 ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú.

Lễ kỷ niệm lần thứ 105 ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú.

 

Đồng chí Trần Phú quê gốc làng Tùng Ảnh (nay là xã Tùng Ảnh huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước. Từ nhỏ mồ côi cha và mẹ, Trần Phú sớm có ý thức tự lập vượt khó vươn lên trong học tập và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước.

Năm 1922 sau khi đỗ đầu kỳ thi Thành chung trường Quốc học Huế, Trần Phú được bổ về dạy Trường tiểu học Cao Xuân Dục tại Vinh. Thông qua dạy học, đồng chí khơi dậy bồi đắp cho học sinh của mình tinh thần yêu nước, yêu quê hương, căm thù giặc sâu sắc.

Qua sách báo bí mật từ ngoài lãnh thổ đưa về, thầy giáo Trần Phú nhanh chóng tiếp thu tư tưởng yêu nước và Cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đồng chí tham gia sáng lập Hội phục Việt (sau đổi là Hội hướng Nam, rồi Tân Việt cách mạng Đảng tại Vinh), lãnh đạo phong trào yêu nước, mở lớp dạy quốc ngữ cho quần chúng lao động.

Cùng với các Hội viên Hội hướng Nam, Trần Phú được tổ chức cử sang học tại Trung Quốc, được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được dự lớp chính trị do Người giảng dạy và được Người kết nạp vào Cộng sản đoàn (một tổ chức bí mật nòng cốt của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên), sau đó được Người giới thiệu sang học tại Đại học Phương Đông Liên Xô.

Tháng 4.1930, Trần Phú được Quốc tế cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử về nước hoạt động. Tháng 7.1930, đồng chí được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng lâm thời, và được phân công dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.

Tháng 10.1930 Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương họp thông qua Luận cương chính trị, đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Tại Hội nghị này đồng chí Trần Phú mới 26 tuổi được bầu làm Tổng bí thư đầu tiên của Đảng.

Tháng 4.1931 đồng chí bị địch bắt, chúng dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, tra tấn dã man, song kẻ thù không thể nào khuất phục nổi chí khí của người chiến sỹ cộng sản kiên cường. Đồng chí đã biến nhà tù của quân thù thành trường học cộng sản, tổ chức nhiều buổi lên lớp chính trị cho các chiến sỹ cách mạng bị giam cầm, động viên mọi người luôn giữ vững tinh thần sáng suốt để đối phó với mọi âm mưu thủ đoạn thâm hiểm của quân thù, tin tưởng sắt son vào thắng lợi của cách mạng nước nhà.

Trong cảnh xà lim ngục tối và liên tục bị kẻ thù tra tấn hành hạ dã man, ngày 6.9.1931 trước khi trút hơi thở cuối cùng, đồng chí Trần Phú dặn lại mọi người: Hãy giữ vững chí khí chiến đấu.

Lao động

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất