Chủ Nhật, 29/9/2024
Kinh tế
Thứ Năm, 13/2/2014 15:3'(GMT+7)

Lâm Đồng: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch.

Làng nghề trồng hoa tại Đà Lạt hấp dẫn du khách.

Làng nghề trồng hoa tại Đà Lạt hấp dẫn du khách.

Mục tiêu của đề án là bảo tồn, giữ gìn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông thôn... Từ nay đến năm 2016, Lâm Đồng sẽ tăng số lượng làng nghề trên toàn tỉnh lên 33 làng nghề, trong đó phát triển 12 làng nghề gắn với du lịch.

Trong giai đoạn 2014-2016, tỉnh sẽ lựa chọn và phát triển 8 làng nghề thành các điểm du lịch trên địa bàn các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đam Rông, thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc, đồng thời phát triển 4 làng nghề dọc theo các tuyến Quốc lộ 20, 27, tỉnh lộ 722, 725.

Trong giai đoạn 2017-2020, Lâm Đồng phát triển lên 39 làng nghề và hỗ trợ 13 làng nghề gắn với các điểm, tuyến du lịch.

Giải pháp để hỗ trợ các làng nghề có sản phẩm gắn với du lịch (trồng hoa, dệt thổ cẩm, làm rượu cần, dệt lụa...) là xây dựng khu trưng bày, tạo điểm đến cho khách du lịch.

Làng nghề truyền thống luôn là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Những sản phẩm đặc thù của mỗi một dân tộc thường thể hiện tài năng của các làng nghề cho nên việc phát huy giá trị của các làng nghề để phục vụ cho mục đích phát triển du lịch là điều quan trọng. Ở Việt Nam chúng ta có hàng nghìn làng nghề. Riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 3.000 cơ sở ngành nghề nông thôn, trong đó có 16 điểm cơ sở nghề, làng nghề đang hoạt động.

Các làng nghề truyền thống có thời gian tồn tại trên 50 năm bao gồm 6 làng nghề dệt thổ cẩm K’Long (Đức Trọng), B’Nơ (Lạc Dương), Đạ Đờn (Lâm Hà), Đạ Nghịch (Bảo Lộc), Buôn Go (Cát Tiên, Đạ Oai và Đam Ri (Đạ Huoai) và 4 làng nghề trồng hoa tại Đà Lạt. Nghề truyền thống được xác nhận gồm nghề làm gốm ở xã Próh và nghề đúc nhẫn bạc ở xã Tu Tra (Đơn Dương); ngoài ra còn có 12 loại hình nghề truyền thống còn lưu truyền trong các buôn làng như rèn, đan lát, rượu cần, điêu khắc, cưa lộng và bút lửa... Đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa làng nghề.

Những làng nghề này đã tạo dựng được một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Chính vì vậy, phát triển du lịch làng nghề, thông qua đó để xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm mỹ nghệ truyền thống là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng.

Theo cinet.gov.vn

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất