Chủ Nhật, 28/4/2013 15:56'(GMT+7)
Lễ đón nhận bằng di tích, di sản và lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa
Vui mừng đón nhận bằng di tích, di sản, thay mặt lãnh
đạo huyện và nhân dân huyện Lý Sơn, ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện
nhấn mạnh: Đình làng An Vĩnh được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quôc
gia và Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được công nhận là di sản văn hóa phi vật
thể, đặc biệt cấp quốc gia là niềm vinh dự, tự hào của người dân Lý Sơn.
Sáng 28/4, tại đình làng An Vĩnh, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Ban
tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và Tuần văn hóa biển đảo Quảng Ngãi năm
2013 và UBND huyện Lý Sơn cùng các tộc họ trên huyện đảo đã tổ chức lễ Khao lề
thế lính Hoàng Sa, đón nhận bằng Di tích lịch sử đình làng An Vĩnh và di sản phi
vật thể quốc gia.
Tham dự Lễ khai mạc có Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc
Sơn; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; một số tỉnh, thành phố; các nhà
khoa học, nghiên cứu đến từ nhiều nước trên thế giới,…cùng đông đảo cán bộ, nhân
dân huyện Lý Sơn.
Vui mừng đón nhận bằng di tích, di sản, thay mặt lãnh
đạo huyện và nhân dân huyện Lý Sơn, ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện
nhấn mạnh: Đình làng An Vĩnh được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quôc
gia và Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được công nhận là di sản văn hóa phi vật
thể, đặc biệt cấp quốc gia là niềm vinh dự, tự hào của người dân Lý Sơn. Huyện
đảo nhận thức đây cũng là trách nhiệm nặng nề, đòi hỏi Đảng, chính quyền và nhân
dân phải đồng tâm hiệp lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi
vật thể của đình làng An Vĩnh và lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, đồng thời tuyên
truyền, giáo dục cho thế hệ con cháu hôm nay và mai sau về lòng yêu nước, ý chí
bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Lễ khao lề thế lính
Hoàng Sa được tổ chức theo nghi lễ truyền thống trên đảo, tái hiện lại những đội
thuyền năm xưa ra đi bảo vệ vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ
quốc.
Phát biểu tại buổi lễ, đại diện cho các tộc họ trên đất đảo, cụ Võ
Hiển Đạt, cho rằng: Từ xa xưa các bậc tiền nhân đã vâng mệnh triều đình đi làm
nhiệm vụ tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều người chỉ có đi mà không
có về. Vì vậy, để tưởng nhớ các vị tiền nhân hy sinh vì đất nước, các tộc họ ở
Lý Sơn hàng năm vào tháng 2, tháng 3 âm lịch đều tổ chức lễ Khao lề thế lính
Hoàng Sa, qua đó, giúp con cháu biết được công lao của tổ tiên mà ghi nhớ và noi
theo.
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa vốn là lễ thức văn hóa tín ngưỡng của các
dòng họ có người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa tồn tại hàng trăm năm qua trên đất
đảo Lý Sơn và dọc ven biển Quảng Ngãi. Nơi nào có người đi lính Hoàng Sa thì nơi
đó có lễ Khao lề thế lính. Dần dần lễ thức này đã trở thành lễ thức chung của
nhiều dòng họ tại Âm linh tự.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, người dân
Lý Sơn vẫn không quên công lao của các bậc tiền nhân đã vì nghĩa lớn dám đối mặt
với “chiếc chiếu bó tròn, mấy sợi dây mây” dùng để đồng đội bó xác mình thả trôi
xuống biển nếu gục ngã, với nguyện ước mong manh là được trôi về bản quán. Nhân
văn và cao cả biết bao. Khao lề là một lễ tế sống người đi lính, sự tôn vinh,
ngưỡng vọng và cũng còn là lễ tế tự, tri ân những người lính đã không trở về.
Kết thúc lễ khao lề là hình ảnh những chiếc thuyền câu chở những hình nhân
thế mạng được làm bằng đất sét, nhưng hơn hết là chở nặng tấm lòng tri ân công
đức của hậu thế đối với các bậc tiền nhân do các bô lão trong làng phục dựng
được thả xuống Bến Đình, xã An Vĩnh; tái hiện một cách sinh động hình ảnh của
những hùng binh năm xưa đã không quản ngại đường xa, bão tố lên đường thực thi
nhiệm vụ thần dân đối với sự vẹn toàn của giang sơn Tổ quốc. Nhân dịp này, UBND
huyện Lý Sơn đã tổ chức lễ đua thuyền tứ linh tại Bến Đình./.
Theo Đinh Thị Hương/ TTXVN