Thứ Bảy, 30/11/2024
Thế giới
Thứ Năm, 27/9/2012 21:47'(GMT+7)

LHQ cảnh báo nguy cơ khủng hoảng ở khu vực Sahel

Các em bé bị suy dinh dưỡng nặng tại trung tâm phục hồi dinh dưỡng ở Tanout, miền nam Niger. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các em bé bị suy dinh dưỡng nặng tại trung tâm phục hồi dinh dưỡng ở Tanout, miền nam Niger. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phát biểu tại phiên họp cấp cao về khu vực Sahel, được tổ chức bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 67, người đứng đầu Liên hợp quốc cho biết sự hỗn loạn chính trị, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và kinh tế mong manh đang tạo nguy cơ một cuộc khủng hoảng toàn diện ở khu vực Sahel.

Khu vực Sahel đang không chỉ đối mặt với vấn đề bất ổn chính trị, an ninh mà còn chịu nguy cơ một cuộc khủng hoảng nhân đạo và nhân quyền. Bên cạnh sự hỗn loạn chính trị và mất an ninh tại Mali, khu vực này còn đang đối mặt với tình trạng nghèo đói cùng cực khi mức phát triển thuộc hàng thấp nhất thế giới. Cuộc khủng hoảng nhân đạo năm nay đang ảnh hưởng lớn đến khu vực với hơn 18 triệu người có nguy cơ thiếu lương thực, hơn một triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng trầm trọng.

Ông Ban Ki-moon cho biết Liên hợp quốc đang phát triển một chiến lược toàn diện cho khu vực Sahel nhằm tăng cường năng lực khu vực chống lại tình trạng mất an ninh, ngăn chặn và phản ứng với các cuộc khủng hoảng quy mô lớn; đồng thời thúc đẩy quản trị dân chủ và tôn trọng nhân quyền.

Chiến lược này sẽ giúp các quốc gia vùng Sahel ngăn chặn mối đe dọa khủng bố, chống tội phạm có tổ chức và kiểm soát phổ biến vũ khí, chống nạn rửa tiền và cải thiện việc quản lý biên giới. Chiến lược cũng thúc đẩy sự hợp tác và hòa giải nhằm giảm căng thẳng giữa các quốc gia, tăng cường khả năng tập hợp cộng đồng đương đầu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và nhấn mạnh đến quản lý môi trường.

Khu vực Sahel châu Phi là "vành đai" vắt ngang miền Bắc châu Phi từ Đại Tây Dương ở phía Tây sang Biển Đỏ ở phía Đông. Khu vực này trải rộng qua các vùng lãnh thổ miền Bắc Senegal, miền Nam Mauritania, miền Trung Mali, miền Nam  Algeria và Niger, miền Trung Cộng hòa Sát, miền Nam Sudan, miền Bắc Cộng hòa Nam Sundan và Eritrea./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất