Thứ Hai, 25/11/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Ba, 12/4/2022 9:54'(GMT+7)

Một số kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng

Đơn Dương tổ chức Hội nghị triển khai bổ sung, hoàn chỉnh sơ thảo Lịch sử Đảng bộ

Đơn Dương tổ chức Hội nghị triển khai bổ sung, hoàn chỉnh sơ thảo Lịch sử Đảng bộ

VIỆC CHỈ ĐẠO, THỰC HIỆN CÔNG TÁC LỊCH SỬ ĐẢNG

Ban Thường vụ Huyện ủy Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, đồng thời chỉ đạo triển khai quán triệt Chỉ thị đến các cấp ủy Đảng, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở nhằm nâng cao vị trí, vai trò của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân địa phương. Chính vì vậy, hoạt động công tác Lịch sử Đảng bộ địa phương thời gian qua đã được các cấp ủy đảng, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện đạt kết quả.

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đơn Dương đã tích cực tham mưu ban hành kế hoạch biên tập Lịch sử của Đảng bộ, tập hợp tư liệu, sưu tầm hình ảnh, gặp gỡ nhân chứng lịch sử khai thác, ghi chép, đối chiếu, xác minh, tổng hợp các nguồn tư liệu khai thác được, biên tập các bản dự thảo và mở các hội thảo, hội nghị lấy ý kiến về truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các xã, thị trấn thuộc huyện Đơn Dương giai đoạn 1930 - 2010; bổ sung Sơ thảo, hoàn chỉnh Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Đơn Dương 1930 - 1975.

Đảng ủy các xã, thị trấn của huyện Đơn Dương xác định công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp ủy, vì vậy công tác biên soạn được Ban Thường vụ Đảng ủy các xã, thị trấn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện triển khai thực hiện; thường xuyên quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết về công tác biên soạn Lịch sử Đảng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân để nhận thức và nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong việc cung cấp các tư liệu, tài liệu, hình ảnh… liên quan đến truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân địa phương phục vụ việc biên soạn.

Bên cạnh đó, Công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ địa phương; Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các xã, thị trấn được Ban Thường vụ Huyện ủy quan tâm, tạo điều kiện, đầu tư về cơ sở vật chất, đảm bảo về kinh phí cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ về công tác biên soạn lịch sử.

Đến nay 10/10 xã, thị trấn đã hoàn thành, xuất bản Truyền thống đấu tranh cách mạng và Quá trình hình thành, phát triển của Đảng bộ và nhân dân xã, thị trấn. Việc nâng cấp, bổ sung cuốn “Sơ thảo truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Đơn Dương 1930-1975” thành cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện 1930-1975” đang được thực hiện, dự kiến các nội dung sẽ hoàn thành trong năm 2022.

Cùng với đó, công tác tuyên truyền đã được quan tâm, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ huyện, Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan tuyên truyền, các ban, ngành, đoàn thể của huyện tổ chức tuyên truyền nhân các dịp lễ, ngày kỷ niệm lịch sử, thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, đăng tải các công trình lịch sử trên trang thông tin điện tử của huyện, tổ chức cuộc thi tìm hiểu Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Đơn Dương giai đoạn 1930 - 2013. Đồng thời, lược thuật nội dung cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện giai đoạn 1975 - 2005 gửi đến các tổ chức cơ sở đảng, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các trường học trên địa bàn huyện, yêu cầu căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình, các cơ quan, đơn vị tiếp tục chỉ đạo tổ chức triển khai tuyên truyền đến với đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên và học sinh thông qua sinh hoạt tại chi bộ, cơ quan, đơn vị, các cuộc họp thôn, tổ dân phố, nhất là thông qua chào cờ sáng thứ hai hàng tuần tại cơ quan, đơn vị, trường học và hàng tháng tại các thôn, tổ dân phố đã, đang mang lại hiệu quả thiết thực.

Công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng bộ huyện, Lịch sử Lực lượng vũ trang nhân dân huyện, Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các xã, thị trấn đã góp phần giáo dục, cổ vũ truyền thống cách mạng của địa phương. Từ quá trình chỉ đạo, quán triệt, tập hợp tư liệu, nội dung, hình ảnh, hoàn thành bản thảo, đến giới thiệu tuyên truyền lịch sử Đảng bộ huyện, lịch sử các xã, thị trấn đã có những đóng góp quan trọng trên mặt trận tư tưởng, nhất là trong việc giáo dục, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, truyền thống cách mạng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng địa phương trong giai đoạn mới được nâng lên rõ rệt.

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC LỊCH SỬ ĐẢNG

Một là, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu rộng và và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”.

Hai là, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống cách mạng ở địa phương, đơn vị.

Ba là, thành lập Hội đồng thẩm định và Quy định chức năng, nhiệm vụ, chế độ làm việc của Hội đồng để thẩm định các bản thảo lịch sử trước khi xuất bản. Thông qua hoạt động của Hội đồng thẩm định, đã tránh những hạn chế, sai sót cơ bản về số liệu, sự kiện lịch sử, nhờ đó các cuốn sách sẽ đảm bảo được chất lượng.

Đơn Dương tổ chức Hội thảo xây dựng Lịch sử Đảng bộ huyện.

Đơn Dương tổ chức Hội thảo xây dựng Lịch sử Đảng bộ huyện.

Bốn là, trong xây dựng kế hoạch biên tập cần xác định mốc thời gian thực hiện đối với từng địa phương. Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo, Ban biên tập và đặc biệt là dự kiến phối hợp với đội ngũ cộng tác viên là những đồng chí từng công tác tại Văn phòng, Các ban xây dựng Đảng của huyện để giúp việc cho Ban biên tập trong việc hình thành bản thảo, sư tầm tư liệu.

Năm là, tăng cường đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền nội dung các công trình lịch sử của Đảng bộ huyện, các xã, thị trấn gắn với lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử Đảng bộ Tỉnh Lâm Đồng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là thanh niên, học sinh, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng.

Sáu là, đồng thời nghiên cứu đưa nội dung lịch sử Đảng bộ địa phương vào giảng dạy, tuyên truyền tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, các trường học trên địa bàn huyện và sinh hoạt chi bộ, cơ quan, đơn vị dưới nhiều hình thức: Lồng ghép nội dung sinh hoạt định kỳ (phổ biến, quán triệt các chỉ thị, hướng dẫn); sinh hoạt theo chuyên đề (tuyên truyền ý nghĩa các sự kiện lớn của đất nước, của Đảng, địa phương). Coi đó là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng, cần thiết trong sinh hoạt chi bộ, cơ quan, đơn vị.

Hoàng Khôi

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất