Thứ Ba, 26/11/2024
Thế giới
Thứ Hai, 30/11/2015 21:27'(GMT+7)

Mỹ cảnh báo nguy cơ tấn công khủng bố ở Kabul trong 2 ngày tới

Hiện trường một vụ tấn công do Taliban tiến hành tại Afghanistan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hiện trường một vụ tấn công do Taliban tiến hành tại Afghanistan. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Trong một cảnh báo khẩn đăng trên trang web của mình, Đại sứ quán Mỹ ở Kabul đã hối thúc công dân hết sức thận trọng trong giai đoạn "mối đe dọa tăng cao" song không nêu chi tiết về các mục tiêu tiềm tàng hay kế hoạch tấn công. 

Cảnh báo nhấn mạnh: "Tình hình an ninh ở Afghanistan hiện nay vô cùng bất ổn và sự an toàn của các công cân Mỹ ở Afghanistan vẫn bị đe dọa ở mức độ nghiêm trọng." 

Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif và Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani dự kiến sẽ nhóm họp bên lề Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP-21) tại thủ đô Paris của Pháp. 

Cuộc gặp có thể sẽ là bước đi đầu tiên hướng tới việc nối lại tiến trình hòa đàm với lực lượng Taliban do Islamabad làm trung gian./.
Theo VN+
Phản hồi

Các tin khác

Các nước nghèo cần một nghìn tỷ USD để thực hiện cam kết với LHQ

Con số trên được Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế (IIED) đóng trụ sở tại London (Anh) tính toán dựa vào kế hoạch các nước kém phát triển nhất thế giới (LDC) cam kết để thực hiện thỏa thuận kiềm chế tình trạng nóng lên toàn cầu của Liên hợp quốc (LHQ). Theo ước tính, mỗi năm các nước này sẽ cần có 93 tỷ USD, bao gồm 53,8 tỷ USD cho giảm khí phát thải và 39,9 tỷ USD đối phó với các hiện tượng khí hậu cực đoan và tình trạng nước biển dâng cao cao. IIED cho biết hiện các nước kém phát triển mới chỉ được tiếp cận với một phần ba quỹ khí hậu quốc tế do các nước giàu có cung cấp. Theo IIED, Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) tại Pháp lần này cần đề ra một thỏa thuận công bằng và hiệu quả theo hướng ưu tiên cho đầu tư từ khu vực tài chính công quốc tế cho nhóm các nước nghèo, để giúp họ thực hiện được kế hoạch chống biến đổi khí hậu của mình và thu hút được nguồn tài chính tư cho lĩnh vực khí hậu. Dù thiếu hụt các nguồn lực và kinh nghiệm song nhóm 48 nước nghèo nhất trên thế giới, trong đó có Ethiopia và Zambia, Yemen và các quốc đảo ở Thái Bình Dương, cũng đề ra Kế hoạch đóng góp quốc gia (INDC) cho thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới. Theo kế hoạch đó, bắt đầu từ năm 2020, nhóm này sẽ bắt đầu cắt giảm lượng khí phát thải thông qua các biện pháp sử dụng năng lượng tái tạo, chế tạo các loạt phương tiện giao thông công cộng sử dụng năng lượng sạch hơn. Cũng trong báo cáo, IIED chỉ ra rằng dù các nước nghèo đang rất cần nguồn lực để đấu tranh chống biến đổi khí hậu, song phần lớn tiền hỗ trợ lại được chi cho các nước có điều kiện kinh tế khá hơn. Chỉ tính riêng một số nước như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Maroc, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ, số tiền các nước này được nhận đã ngang bằng với tổng tiền tài trợ cho toàn bộ 48 nước nghèo. Một tỷ lệ phân bố tiền không cân đối cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra giữa lĩnh vực đối phó với biến đổi khí hậu và hỗ trợ người dân thích ứng với các cú sốc khí hậu. Trong 11,8 tỷ USD được chi cho các nước nghèo trong năm 2013-2014, tới 10 tỷ USD được dành để hỗ trợ cắt giảm khí thải, và chỉ còn 1,8 tỷ USD dành cho công tác thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất