Thứ Ba, 1/10/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 4/12/2013 22:21'(GMT+7)

Năm 2014, nền kinh tế tiếp tục đối mặt thách thức

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Theo nhận định mới nhất của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tăng trưởng và sản xuất đã có sự chuyển biến tích cực đi lên về cuối năm.

Tuy nhiên, Ủy ban này cũng cho rằng, tăng trưởng vẫn còn ở mức thấp, cân đối ngân sách còn nhiều thách thức và các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự thoát khỏi khó khăn. Đây cũng chính là những vấn đề tiếp tục đặt ra cho năm 2014.

Sức mua của người dân chậm cải thiện, thể hiện qua mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng cũng như vận chuyển hàng hóa tăng chậm hơn cùng kì năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 chỉ ở mức 0,34% so với tháng 10. Như vậy, tốc độ lạm phát (so với cùng kỳ) trong tháng 11/2013 đã chậm lại ở mức thấp thứ 2 kể từ năm 2003 trở lại đây (chỉ sau năm 2009).

Phân tích nguyên nhân, Ủy ban này cho rằng chủ yếu là do tổng cầu của nền kinh tế vẫn còn yếu, khiến cho mức tăng giá của các tháng cuối năm nay tăng thấp, trái với thông lệ thường thấy trong 10 năm gần đây.

Theo Ủy ban Giám sát, lạm phát năm 2013 bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố chi phí đẩy như điều chỉnh giá dịch vụ công và giá các nhóm hàng cơ bản do Nhà nước quản lý.

Dự báo cả năm, lạm phát sẽ không quá 6,3%, mục tiêu kiềm chế lạm phát thấp hơn so với năm 2012 là hoàn toàn khả thi.

Sản xuất có dấu hiệu cải thiện nhưng vẫn chưa hết khó khăn

Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu cải thiện vào cuối năm nhờ xuất khẩu tăng khá nhưng vẫn chưa hết khó khăn. Mức tăng chỉ số IIP cả năm 2013 dự kiến chỉ bằng năm 2012 (5.8%) và vẫn thấp hơn so với các năm 2011 và 2010. Tính đến hết tháng 11, IIP tăng 5,6% (cùng kỳ năm ngoái là 5,1%).

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức phục hồi khá hơn mặt bằng chung ở mức 7,1%, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm tăng 16,2% so với cùng kỳ. Chỉ số PMI tháng 10 cũng đạt trên 50 điểm liên tiếp trong 2 tháng sau khi dưới 50 điểm trong 4 tháng trước đó, chủ yếu nhờ lượng đơn hàng xuất khẩu mới tăng.

Xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước cũng có chuyển biến nhưng tăng trưởng thấp hơn nhiều (tăng 3,6%) so với khu vực FDI (23,5%)./.

(Theo: VOV)


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất