(TG) - Nhờ thực hiện tốt công
tác chỉ đạo, định hướng và tích cực chủ động phối hợp, nên chất lượng
công tác khoa giáo của Nam Định những năm qua đã đạt nhiều thành tựu
đáng kể.
1. Cùng với
việc tích cực xây dựng, triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên
quan đến lĩnh vực khoa giáo, thời gian qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam
Định đã thường xuyên chủ động làm việc với các ngành, đơn vị trong khối Khoa
giáo và Ban Tuyên giáo các huyện, thành phố để tìm hiểu, phối hợp tham
mưu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực công tác này.
Nhờ có sự phối hợp tích cực, nên chất lượng tuyên truyền các vấn đề
thuộc lĩnh vực khoa giáo đã được nâng lên. Hệ thống báo chí, Bản tin
thông tin nội bộ của tỉnh, Hội nghị báo cáo viên đã thường xuyên cập
nhật đưa tin về những nội dung liên quan đến Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y
tế; ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và công tác môi
trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; Dân số-Kế hoạch hoá gia đình; phòng
chống HIV/AIDS...
Hệ thống Tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở cũng đã chủ động phối hợp với các
ngành trong khối Khoa giáo tham mưu tổ chức sơ, tổng kết nhiều Chỉ thị,
Nghị quyết trong lĩnh vực Khoa giáo như Nghị quyết 47-NQ/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ”, Nghị quyết 46-NQ/TW về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới”; Chỉ thị 49-CT/TW về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Chỉ thị 54-CT/TW về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”; Chỉ thị 50-CT/TW về “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”…
Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo các huyện, thành phố còn duy trì, đổi mới
chế độ giao ban; chế độ báo cáo, bổ sung, hoàn chỉnh quy định về lề lối
làm việc và mối quan hệ công tác giữa Ban Tuyên giáo và các ngành trong
khối Khoa giáo. Chủ động nắm bắt tình hình, tham mưu giúp cấp uỷ lãnh
đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác Khoa giáo tại địa phương…
Nhờ thực hiện tốt công tác chỉ đạo, định hướng và tích cực chủ động phối
hợp, nên chất lượng công tác khoa giáo của Nam Định những năm qua đã
đạt nhiều thành tựu đáng kể, thể hiện trên các lĩnh vực cụ thể:
Một là, hệ thống Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện tốt chỉ
đạo của Đảng về giáo dục và đào tạo, nhất là thực hiện Nghị quyết
29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế”; thực hiện nhiệm vụ năm học gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh….
Quy mô, mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục đào
tạo và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh đảm bảo ổn
định, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Chất lượng
phổ cập giáo dục các cấp học được nâng cao. Nam Định là một
trong 3 tỉnh đầu tiên của cả nước được công nhận đạt chuẩn phổ
cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ II; là 1 trong 18
tỉnh được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi...
Hai là, lĩnh vực Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ích cực
phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương để ứng dụng công nghệ
thông tin trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ. Công tác ứng dụng
tiến bộ KH&CN được triển khai rộng rãi, nhất là lĩnh vực nông
nghiệp đã triển khai áp dụng tốt mô hình công nghệ tiên tiến trong sản
xuất rau, củ, quả ở các địa phương như Huyện Xuân Trường, Vụ Bản; Ngành
đã tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt danh mục 15 nhiệm vụ
KH&CN năm 2016 gồm 4 đề tài nghiên cứu khoa học, 11 dự án ứng dụng
KH&CN.
Ba là, ngành Y tế đã từng bước nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh, thực hiện tốt các chế độ, chính sách trong khám chữa bệnh đối với
người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách và người có
thẻ bảo hiểm y tế. Công tác quản lý Nhà nước về dược thực hiện hiệu quả;
đảm bảo đủ thuốc thiết yếu, thuốc chuyên khoa có chất lượng. Công tác
truyền thông về Dân số-Kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh, các Đề án về
nâng cao chất lượng dân số bước đầu đưa lại hiệu quả. Bên cạnh đó, công
tác truyền thông vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm; Chương trình can
thiệp giảm thiểu tác hại, chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS… cũng đã
được triển khai rộng rãi trong toàn tỉnh và đạt kết quả tốt.
Bốn là, nghành Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ
quan, đơn vị đẩy mạnh công tác truyền thông về bảo vệ môi trường. Việc
thu gom, xử lý rác thải được hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện có chất lượng,
đến nay việc thu gom rác thải ở đô thị đạt trên 90%, nông thôn đạt trên
80%...
Năm là, công tác văn hóa, thể dục-thể thao được quan tâm phát
triển. Thời gian qua, nhiều tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cá nhân đã
tự nguyện đóng góp hàng chục tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
trang thiết bị để phát triển phong trào văn hoá, thể dục-thể thao trong
toàn tỉnh. Phong trào ‘‘toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa’’
đạt kết quả tích cực, đến nay đã có gần 50% làng, khu dân cư và gần 80%
số hộ gia đình tiêu chuẩn văn hóa…
Sáu là, ngành Lao động Thương Binh và Xã hội đã tham mưu đẩy
mạnh công tác tư vấn, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, tăng
cường kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, tiền lương, bảo hiểm
xã hội…; tổ chức tốt các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, trợ cấp cho đối
tượng bảo trợ xã hội; phối hợp khám, chữa bệnh cho trẻ em bị khuyết
tật vận động và thăm, tặng quà cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc
biệt...
2. Bên cạnh những kết quả đạt được thời gian qua, vẫn
còn những hạn chế, bất cập chưa được khắc phục, như: quá trình thực
hiện quy chế phối hợp giữa ngành Tuyên giáo với các ngành, đơn
vị trong khối Khoa giáo ở một số địa phương chưa tốt; việc trao đổi,
cập nhật thông tin hai chiều giữa các cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên,
kịp thời...
Trong thời gian tới, Ban Tuyên giáo các cấp và các ngành trong Khối Khoa
giáo của tỉnh sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tư tưởng chính trị trong nội bộ
Đảng và quần chúng nhân dân. Tiếp tục thực hiện các nghị quyết, chỉ thị,
kết luận của Đảng trên lĩnh vực khoa giáo. Triển khai thực hiện các
nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của ngành dọc Trung ương và của tỉnh. Duy trì
chế độ báo cáo, thông tin hai chiều...
Thứ hai, phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các
phương tiên thông tin đại chúng về việc triển khai thực hiện các nghị
quyết, chỉ thị, kết luận, nhất là Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị
quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh về các lĩnh vực công tác khoa giáo.
Thứ ba, tăng cường công tác phối hợp đôn đốc kiểm tra, giám sát,
sơ, tổng kết việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về lĩnh
vực khoa giáo để tham mưu, đề xuất các giải pháp giúp cấp ủy lãnh đạo,
chỉ đạo khắc phục kịp thời. Phối hợp xây dựng và thẩm định các văn bản
trình cấp ủy ban hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao…./.
Trần Mạnh Quân
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Nam Định