Thứ Ba, 19/11/2024
Thế giới
Thứ Sáu, 5/6/2009 7:43'(GMT+7)

Nga sở hữu phần lớn khí đốt tại Bắc Cực

Tàu lặn sâu Mir của Nga đã chạm đáy biển Bắc Cực hồi mùa hè năm 2007.

Tàu lặn sâu Mir của Nga đã chạm đáy biển Bắc Cực hồi mùa hè năm 2007.

Theo các nhà địa chất Mỹ, khoảng 1/3 nguồn khí đốt tự nhiên cần phải khai thác nằm ở quanh vùng cực và phần nhiều hơn hẳn là nằm trên lãnh thổ Nga. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Khoa học.

“Những kết luận này cho thấy rằng trong tương lai sự kiểm soát chiến lược vượt trội của Nga đối với các nguồn khí đốt có lẽ sẽ được tăng cường và mở rộng”, hãng AFP dẫn lời các nhà khoa học cho hay. Hiện nay, Nga là nước dẫn đầu về xuất khẩu khí đốt.

Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, trữ lượng dầu khí tại Bắc Cực chiếm khoảng 3-4% nguồn dầu khí chưa được khai thác của toàn thế giới. 2/3 nguồn khí đốt tự nhiên chưa được khai thác nằm ở 4 khu vực – vùng dầu khí Nam Kara, phía Bắc và Nam của biển Barents và Alaska. 39% nguồn khí đốt của Bắc Cực chưa được khai thác nằm trong khu vực dầu khí Nam Kara.

Theo một nguồn tin khác, Bắc Cực đang chứa khoảng 1/4 nguồn khí hidrocacbon thế giới chưa được khai thác. Đồng thời, tất cả các nước có biên giới giáp với Bắc Cực gồm Mỹ, Canada, Nga, Đan Mạch và Na Uy đều có quyền khai thác thềm mục địa Bắc Cực.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển – Nga đã tham gia công ước này hơn 10 năm trước – yêu cầu các thành viên tham gia trong 10 năm phải chuẩn bị và trình đơn lên Liên Hợp Quốc với bằng chứng về quyền mở rộng vùng Bắc Cực của mình. Canada, Đan Mạch, Na Uy và Nga cũng đã nộp tài liệu này. Sắp tới Mỹ cũng thực hiện điều này.

Trong những năm gần đây, các quốc gia đã bắt đầu cuộc chạy đua tranh giành nguồn tài nguyên khổng lồ tại khu vực Bắc Cực. 2 năm trước, Nga đã đưa 1 đoàn khảo sát lên Bắc Cực để thu thập mẫu đất nằm sâu dưới nước thuộc thềm lục địa Siberia. Nga đang cố gắng giành quyền kiểm soát 1,2 triệu km2 diện tích Bắc Cực.

Học thuyết an ninh quốc gia của Nga - xem xét việc thành lập tại Bắc Cực một lực lượng đặc nhiệm để đảm bảo an ninh và lợi ích của Nga trong “tình hình chính trị - quân sự khác nhau” - khiến các nước phương Tây bực tức. Canada tuyên bố rằng sẽ không nhượng bộ Nga trong cuộc đấu tranh giành nguồn tài nguyên Bắc Cực.

Ngoài ra, NATO cũng đang nghiên cứu chiến lược Bắc Cực. Trước đây, trong tài liệu của NATO có nói đến việc xuất hiện “những thách thức an ninh mới” tại Bắc Cực và có khả năng những thách thức này sẽ phát triển theo hướng bất lợi và có thể mang “sắc màu quân sự hóa”.
 
  Theo VIT
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất