Thứ Bảy, 12/10/2024
Thế giới
Thứ Sáu, 19/2/2016 9:1'(GMT+7)

Người tị nạn tại Đức: Cơ hội và thách thức

Trong tranh cãi về vấn đề người di cư vẫn âm ỉ trong xã bối cảnh những hội Đức, hàng loạt vụ gây rối nhằm vào phụ nữ tại TP Cô- lô-nhơ vào đêm giao thừa vừa qua đã làm chấn động quốc gia có chính sách nhập cư cởi mở này. Hơn 700 vụ phạm tội được ghi nhận thông qua trình báo của các nạn nhân ở Cô-lô- nhơ. Cảnh sát đã bắt giữ một số người tị nạn đến từ các nước Bắc Phi bị cáo buộc có liên quan.

Vụ việc làm bùng phát các cuộc tuần hành phản đối tại nhiều thành phố trên toàn nước Đức, đồng thời tác động mạnh tới quan điểm của người dân nước này đối với chính sách tị nạn của Thủ tướng A.Méc-ken.

Từ một quốc gia chủ trương mở rộng vòng tay đối với người tị nạn vào châu Âu, người dân Đức bắt đầu thay đổi quan điểm trước làn sóng nhập cư ngày càng khó kiểm soát. Kết quả cuộc thăm dò dư luận mới đây của Viện nghiên cứu Emnid cho thấy, có tới 79% số người được hỏi yêu cầu siết chặt các điều kiện đối với người xin tị nạn ở Đức. Nếu vào tháng 4-2015, 74% số người được hỏi tin tưởng Đức có thể giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn, thì đến nay, con số này đã giảm xuống chỉ còn 49%.

Nhiều người dân Đức bày tỏ lo ngại, việc tiếp nhận ồ ạt người di cư sẽ kéo theo tình trạng tội phạm hình sự gia tăng.

Bên cạnh áp lực từ phía người dân, Thủ tướng A.Mécken, người ủng hộ chính sách tiếp nhận người di cư, còn trở thành tâm điểm của nhiều lời chỉ trích từ bên ngoài và ngay chính trong liên minh cầm quyền. Mới đây, 44 nghị sĩ của liên đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) gửi thư ngỏ yêu cầu Thủ tướng A.Méc-ken thay đổi chính sách về người tị nạn hiện nay. Dưới sức ép từ nhiều phía, Thủ tướng Đức tuyên bố ủng hộ việc áp dụng luật pháp nghiêm ngặt hơn đối với người di cư. Theo đó, Quốc hội Đức đã thông qua dự luật siết chặt trừng phạt các đối tượng người nước ngoài phạm tội hình sự ở Đức bằng biện pháp trục xuất về nước. Người phạm tội sẽ lập tức bị trục xuất nếu bị phạt tù, bất kể là tù giam hay án treo.

Tuy nhiên, câu chuyện đáng tiếc xảy ra tại Cô-lô-nhơ đặt ra không chỉ vấn đề an ninh đối với nước Đức, mà cả thách thức về việc hòa nhập người di cư đến từ các nền văn hóa khác nhau với “ngôi nhà mới”.

Mặc dù Thủ tướng A.Méc-ken tuyên bố có thể ổn định điều kiện sống cho người di cư, nhưng việc hòa nhập lâu dài nhóm người theo những tôn giáo khác nhau, là không hề dễ dàng. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Đức đã tổ chức các lớp học hỗ trợ người di cư làm quen cuộc sống mới, trong khi nhiều trường học tiếp tục mở rộng vòng tay chào đón trẻ em theo gia đình chạy trốn bạo lực và nghèo đói. Họ không chỉ được học ngôn ngữ mà cả cách hòa nhập cuộc sống và những giá trị cần tôn trọng tại Đức. Khoảng 8.500 giáo viên được tuyển thêm để hỗ trợ gần 200 nghìn trẻ em mới nhập học trong năm 2015.

Trong báo cáo được công bố mới đây, các chuyên gia kinh tế của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, người di cư là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội tốt đối với nước Đức, nhất là trong bối cảnh dân số nước này đang già đi, lực lượng lao động ngày càng bị thu hẹp. Về lâu dài, nếu đưa ra được những chính sách hiệu quả, việc giúp hàng trăm nghìn người tị nạn gia nhập thị trường lao động sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế Đức. Trong Thông điệp năm mới 2016, Thủ tướng A.Méc-ken khẳng định, Đức đã từng được hưởng lợi cả về kinh tế và xã hội với một chính sách di cư thành công nhưng đồng thời thừa nhận, việc hỗ trợ người tị nạn thích nghi cuộc sống mới sẽ đòi hỏi “nhiều thời gian, công sức và tài chính”.


Theo Nhân Dân
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất