Tròn 5 năm trước khi diễn ra Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020, Nhật Bản đã
công bố biểu tượng của sự kiện thể thao lớn nhất thế giới này.
Nhân dịp này, giới chức Nhật Bản cũng cam kết sẽ vượt qua những vấn đề hiện nay để tổ chức một kỳ Thế vận hội thành công.
Thị trưởng
Tokyo Yoichi Masuzoe ngày 24/7 khẳng định: “Có rất nhiều vấn đề này sinh
bao gồm vấn đề về sân vận động quốc gia mới và chắc chắn sẽ còn nhiều
hơn nữa. Nhưng tôi tin tưởng chắc chắn rằng nếu chúng ta cùng nhau giải
quyết thì chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại”.
Sân vận động quốc gia mới của Nhật Bản có
sức chứa lên đến 80.000 chỗ ngồi, được một công ty kiến trúc của Anh
thiết kế với giá lên đến hơn 47 triệu USD. Sân vận động này dự kiến sẽ
là nơi tổ chức lễ khai mạc vào năm 2020.
Quan chức thể thao Nhật Bản cho biết, thiết
kế của sân vận động quốc gia mới đã góp phần giúp họ chiến thắng trong
cuộc đua giành quyền đăng cai Thế vận hội mùa hè năm 2020 cách đây 2
năm.
Tuy nhiên, thiết kế hình chiếc mũ bảo hiểm
cho người đi xe đạp và mang hơi thở tương lai này còn gây nhiều tranh
cãi. Dư luận Nhật Bản phản đối việc xây dựng một sận vận động quốc gia
mới với chi phí lên đến 2,1 tỷ USD, gấp đôi con số dự kiến, trong khi
nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này vẫn chưa thực sự phục hồi chắc chắn
sau thảm họa kép động đất sóng thần năm 2011.
Nhiều người Nhật Bản tin rằng, nước này
giành được quyền đăng cai sự kiện quan trọng trên nhờ vào kỹ năng tổ
chức cũng như uy tín về mặt hiệu quả công việc.
Trước những ý kiến trái chiều này, Thủ tướng
Shinzo Abe tuần trước quyết định xem xét lại kế hoạch này. Nhật Bản dự
kiến mở một cuộc thi chọn thiết kế mới vào tháng 8 tới và đưa ra quyết
định cuối cùng về việc xây dựng sân vận động này vào cuối năm nay.
Như vậy, quá trình thi công có thể bắt đầu
vào đầu năm sau và kết thúc vào mùa xuân năm 2020, chỉ vài tháng trước
khi Thế vận hội mùa hè bắt đầu.
Một số nước chủ nhà của các Thế vận hội
trước đâu cũng từng thu nhỏ quy mô sân vận động nơi diễn ra các sự kiện
chính nhưng rất ít nước xem xét lại kế hoạch xây dựng từ đâu ở giai đoạn
muộn như tình hình ở Nhật Bản hiện nay./.
Theo VOVnews