Chủ Nhật, 24/11/2024
Sức khỏe
Thứ Bảy, 13/10/2012 21:59'(GMT+7)

Nhiều cha mẹ quên 'bảo vệ' mắt cho trẻ

 

Câu chuyện trên được các chuyên gia chia sẻ bên lề hội nghị phòng chống mù lòa và khoa học kỹ thuật ngành Mắt Việt Nam diễn ra trong 2 ngày (12-13/10) tại Hà Nội. Thực tế, câu chuyện này không phải hiếm gặp.

Theo báo cáo tại hội nghị về thái độ của phụ huynh, học sinh, giáo viên trong việc sử dụng kính, cứ 5 cha mẹ được thông báo những dấu hiệu thị lực kém của mắt con mình thì có một người không làm gì. Lý do được đưa ra là quá bận rộn, cho rằng đây là vấn đề bình thường, chi phí đi khám quá đắt, bệnh viện ở quá xa. 6% trả lời sẽ không cho con đeo kính nếu có chỉ định của bác sĩ vì bất tiện.

Báo cáo này do Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng thực hiện tại 16 trường học ở Hà Nội và TP HCM trong năm 2011.

Theo kết quả khảo sát này, hơn 80% học sinh không thích nếu phải đeo kính. Đặc biệt, thường xuyên nhức đầu, nhức mỏi mắt, mờ mắt sau khi học, chơi game, đọc truyện, nhưng có gần 1/3 học sinh được hỏi cho biết không thông báo với cha mẹ về những biểu hiện này. Các em thường cố nhìn “mờ” cho đến khi không thể nhìn nổi thì mới nói cho người lớn.

Theo các thống kê khác nhau, tỷ lệ cận thị tại Việt Nam dao động 20-60% tùy theo độ tuổi và khu vực thành thị hay nông thôn. Ước tính cả nước hiện có gần 3 triệu trẻ độ tuổi 0-15 tuổi mắc các tật khúc xạ cần chỉnh kính, trong đó tỷ lệ cận thị chiếm tới 2/3, chủ yếu tập trung ở đô thị.

Trong khi đó, nếu người bị tật khúc xạ mà không đeo kính, hình ảnh tại võng mạc sẽ không rõ nét, lâu ngày dẫn tới nhược thị và lé, thậm chí mù lòa. Cứ 100 người bị mù thì có khoảng 3 người là do tật khúc xạ (cận thị, nhược thị, loạn thị…).

Phó giáo sư Đỗ Như Hơn, Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, tỷ lệ mùa lòa ở Việt Nam hiện còn khá cao, chiếm 0,6% trong dân số. Theo số liệu thống kê năm 2007, cả nước có khoảng 400.000 người mù. Nếu tính mù một mắt thì con số này lên tới 2 triệu, chưa kể hàng năm số người khiếm thị mới tăng lên đến hàng trăm nghìn người và tỷ lệ mù tồn đọng mỗi năm lên tới 150.000.

“Trong khi đó sự thiếu hụt nhân lực của ngành mắt, đặc biệt là tuyến huyện, tỉnh đang tạo ra những ‘vùng trắng’ bác sĩ nhãn khoa. Người nghèo khó tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc mắt”, phó giáo sư Hơn nói.

Cũng theo ông, mỗi năm hàng trăm bác sĩ chuyên khoa được đào tạo, nhưng hầu hết họ ra trường trụ lại thành phố lớn, không về tuyến tỉnh công tác. Một tỉnh lớn như Quảng Nam với 1,5 triệu dân thì chỉ có 5 bác sĩ chuyên khoa mắt. Cả tỉnh Kon Tum cũng chỉ có 3 bác sĩ mắt./.

Theo VnExpress

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất