Chủ Nhật, 29/9/2024
Khoa học, công nghệ
Thứ Ba, 2/6/2009 14:37'(GMT+7)

Nhiều đơn vị khoa học chưa thể tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Một phòng thí nghiệm tại Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3-TP.HCM

Một phòng thí nghiệm tại Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3-TP.HCM

Vẫn chưa thể tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), trong tổng số 128 tổ chức KH&CN tại địa phương thuộc đối tượng thực hiện Nghị định 115, mới chỉ có 43 tổ chức KH&CN đã được phê duyệt đề án chuyển đổi (trong đó, 38 tổ chức chuyển sang cơ chế tự trang trải kinh phí).

Tại TP.Hồ Chí Minh có 7 tổ chức KH&CN thực hiện Nghị định 115 nhưng mới chỉ có 5 đơn vị đã có Đề án được phê duyệt. Dự kiến, trong năm 2009 sẽ phê duyệt tiếp Đề án của 2 đơn vị còn lại.

Nhìn chung các tổ chức KH&CN của Thành phố Hồ Chí Minh sau khi chuyển đổi thu nhập đều tăng, như Trung tâm Dịch  vụ phân tích thí nghiệm năm 2008 tăng 15,5% so với năm 2007, Trung tâm Thông tin KH&CN năm 2008 tăng 30% so với năm 2007.

Tương tự, tại Hà Nội có 4 tổ chức KH&CN thực hiện Nghị định 115 và các tổ chức này đã xây dựng Đề án, tuy nhiên các đề án này vẫn chưa được phê duyệt.

Trên địa bàn Thành phố có 5 tổ chức KH&CN thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 115. Trong 5 tổ chức nói trên, 3 tổ chức đang hoạt động theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP (Trung tâm Tư vấn kỹ thuật xây dựng, Trung tâm Kỹ thuật môi trường, Trung tâm Công nghệ phần mềm), 2 tổ chức còn lại chưa có mô hình hoạt động và chưa có tổ chức nào có Đề án được phê duyệt.

Theo đánh giá của Bộ KH&CN, về cơ bản, tiềm lực của các tổ chức KH&CN địa phương còn hạn chế, chưa thể chuyển ngay sang cơ chế tự chủ, tự trang trải kinh phí nên còn có tư tưởng e ngại khi thực hiện Nghị định 115. Do đó, tiến độ thực hiện Nghị định 115 tại các địa phương còn chậm so với quy định.

Quá nhiều khó khăn khi triển khai

Mặc dù Nghị định 115 đã được ban hành khá lâu (2005) nhưng trong quá trình triển khai việc thực thi các nghị định này vẫn đã và đang gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Bất cập đầu tiên là do tiềm lực còn yếu nên nhiều tổ chức KH&CN vẫn có tư tưởng e ngại chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 (đặc biệt là các tổ chức KH&CN ở địa phương), vẫn muốn tiếp tục được sự hỗ trợ theo phương thức bao cấp của Nhà nước để hoạt động.  

Riêng với một số tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH&CN công lập thành lập sau Nghị định 115, thì do tiềm lực còn yếu nên không tránh khỏi nhiều khó khăn khi thực hiện Nghị định.

Bất cập về phía cơ quan quản lý. Từ khi Nghị định 115 có hiệu lực đến nay, một số địa phương, ngành chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực cho các tổ chức KH&CN trực thuộc trong giai đoạn chuẩn bị chuyển đổi để các tổ chức này có đủ tiềm lực chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ của Nghị định 115.

Việc một số ngành, địa phương không thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Nghị định 115 cũng là một trong những nguyên nhân không thể không nói tới.

Bất cập về phía hành lang pháp lý. Nghị định 115 và các văn bản

Nghiên cứu chế tạo robot tại Đại học Bách khoa TP.HCM

hướng dẫn thực hiện chưa điều chỉnh được một số các quy định tại các văn bản khác có tính pháp lý cao hơn, đặc biệt các cơ chế tài chính, chính sách vay vốn và sử dụng tài sản Nhà nước, sử dụng đất đai được qui định tại Luật Đất đai, Luật Công sản, Luật Ngân sách.

Trong khi đó, nhiều cơ quan quản lý chưa nhận thức đầy đủ về các nội dung đổi mới của Nghị định 115, cũng như chậm đổi mới tư duy, phối hợp chưa chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trong tổ chức triển khai thực hiện các nghị định này.

Cần sử dụng đúng kinh phí phát triển khoa học

Để “tăng tốc” và thực hiện đúng tiến độ thực hiện Nghị định 115, Bộ KH&CN đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị cụ thể.

Đối với các tổ chức KH&CN của địa phương, nhất là các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, Bộ KH&CN đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ủy ban nhân dân các địa phương sử dụng đúng mục đích nguồn ngân sách dành cho KH&CN được phân bổ hàng năm (đặc biệt là kinh phí đầu tư phát triển) để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực cho các tổ chức KH&CN trong giai đoạn chuẩn bị chuyển đổi.

Riêng đối với các tổ chức KH&CN đã được phê duyệt hoạt động theo Nghị định 43, Bộ KH&CN kiến nghị cần tiếp tục hỗ trợ và xem xét để các tổ chức này tiến tới thực hiện Nghị định 115 và Nghị định 80 theo qui định.

Đồng thời cho phép các tổ chức KH&CN kéo dài thời gian chuẩn bị chuyển đến hết năm 2013, cũng như hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên trong vòng 4 năm (đối với các tổ chức thuộc địa phương là 06 năm) cho các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH&CN mới thành lập sau ngày Nghị định 115 có hiệu lực.  

(Theo VietnamNet)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất