Chủ Nhật, 17/11/2024
Thế giới
Thứ Năm, 23/7/2009 7:58'(GMT+7)

Nhu cầu lương thực và quả bom dân số

Từ khi các nhà hoạch định đưa ra những dự báo không tốt cho năm 2050 với việc khí hậu nóng lên, phát triển dân số và mức sống tăng, các chính phủ của chúng ta bắt đầu quan tâm đến việc giải quyết như thế nào đối với vấn đề nan giải là nhu cầu lương thực, thêm vào đó là vấn đề năng lượng. Trong các điều kiện trên, thực sự năm 2050 sẽ đến với chúng ta rất gần và buộc chúng ta phải tìm ra giải pháp để cung cấp lương thực cho hành tinh trong khi vẫn duy trì nguồn năng lượng.

Một số nước liên quan đã bắt tay hành động như Trung Quốc hay Hàn Quốc. Các nước trên đã bắt đầu mua những vùng đất canh tác rộng lớn tại châu Phi hay Madagascar. Các nước vùng Vịnh triển khai các đề nghị không còn mang tính truyền thống nữa.

Các nước vùng Vịnh dự báo dân số của họ sẽ tăng từ 38 triệu dân lên 58 triệu dân vào năm 2030 và chắc chắn sẽ từ 85-90 triệu dân năm 2050. Họ không tự có thể cung cấp đủ lương thực cho người dân và phụ thuộc vào nhập khẩu tới 80%. Họ thiếu nước và điều này gây khó khăn cho phát triển canh tác lúa nước. Ngược lại, họ có dầu lửa, khí đốt và tiền. Vì vậy, ý tưởng của họ là cố gắng thực hiện các hợp đồng cung cấp năng lượng đổi lấy các vùng đất nông nghiệp…

Các nước gần nhất có khả năng thực hiện các hợp đồng trao đổi trên nằm ở Đông Nam Á, nhóm họp trong khối ASEAN. Những nước này có các vùng đất và một khí hậu thuận lợi cho canh tác song thật không may mắn là họ có dân số đông, thậm chí quá thừa (tổng số 600 triệu người) và cũng lo lắng cho vấn đề lương thực của chính họ. Cuộc họp thường niên của ASEAN với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã diễn ra với một lời khuyên thực thi một chính sách lương thực chung và “kiểm tra kết quả việc đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vấn đề sử dụng đất”.

Nhu cầu lương thực là vấn đề bắt đầu đặt ra một cách nghiêm túc trên thế giới và đặc biệt tại các nước mới nổi. Với việc khí hậu nóng lên, nhu cầu lương thực và phát triển kinh tế, không chỉ đối với lĩnh vực năng lượng, hiển nhiên là chúng ta đang đi tới giới hạn của hành tinh.

Chúng ta chờ đợi điều gì khi bắt đầu tranh luận về một chủ đề đôi khi cấm kỵ, rất khó đề cập trên cơ sở những kinh nghiệm mà ngày nay cũng khá là tiêu cực giữa những người này và người khác và với những hơi hướng gây buồn nôn, việc hạn chế dân số? Các cuộc chiến về lương thực hay năng lượng sẽ đảm bảo điều gì? Nhóm chuyên gia liên chính phủ về diễn biến khí hậu (GIEC) đưa ra một điều tương tự về chủ đề trên, có thể sẽ được hoan nghênh vì nó đề cập xung quanh vấn đề và các khả năng kiềm chế tăng dân số. Vấn đề tăng dân số không thể là vô tận. Nếu vấn đề nhu cầu lương thực và dân số không phải cấp thiết vào năm 2050 thì sẽ xảy ra vào năm 2100. Điều này không còn xa nữa. Vậy thì chúng ta phải làm gì?

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất