Thứ Ba, 1/10/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Ba, 16/12/2008 4:54'(GMT+7)

Những nội dung cần chú ý khi giảng các chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng: "Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị"

Chuyên đề 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ VÀ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

1. Khái niệm

Trong mục này cần làm rõ các khái niệm:

- Lý luận, lý luận chính trị, công tác lý luận, nghiên cứu lý luận, giáo dục lý luận.

- Làm rõ mục đích của việc học tập lý luận chính trị.

2. Nội dung của nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị (Phần trọng tâm)

- Nêu và phân tích rõ 5 nội dung của công tác nghiên cứu lý luận chính trị và 5 nội dung của công tác giáo dục lý luận chính trị.

3. Vai trò của nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị (Phần trọng tâm)

Cần nhấn mạnh hai nội dung:

- Nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị là nhân tố quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

- Nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị phục vụ công tác xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, chính trị, làm cho Đảng thống nhất về ý chí và hành động.

4. Chức năng của công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị (Phần trọng tâm)

Làm rõ 4 chức năng của công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị và mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau của công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị: chức năng nhận thức, chức năng định hướng, chức năng phê phán, chức năng tổ chức.

II. CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Cần trình bày làm rõ những nội dung cơ bản của từng thời kỳ: từ năm 1930 đến 1954; từ 1955 đến 1975; từ 1976 đến 1985 và trong sự nghiệp đổi mới.

- Những thành tựu cũng như những yếu kém của công tác lý luận trong thời gian qua.

- Những nhiệm vụ, giải pháp của công tác giáo dục lý luận chính trị hiện nay.

III. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM (Phần trọng tâm)

Nêu và làm rõ 6 bài học kinh nghiệm.

IV. NHIỆM VỤ CỦA BAN TUYÊN GIÁO CÁC CẤP TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ (Phần trọng tâm)

Nêu và làm rõ 7 nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo các cấp trong công tác giáo dục lý luận chính trị.

Câu hỏi thảo luận

1. Trình bày khái quát công tác giáo dục lý luận chính trị trong hơn bảy thập kỷ qua?

2. Vận dụng những bài học kinh nghiệm của công tác giáo dục lý luận chính trị trong hơn bảy thập kỷ vào đơn vị đồng chí?

Chuyên đề 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ VÀ GIÁO DỤC HỌC TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

I. Một số đặc điểm tâm lý của người học và người dạy lý luận chính trị

Tập trung phân tích một số vấn đề tâm lý của người học và người dạy lý luận chính trị.

1. Tâm lý lứa tuổi của người học lý luận chính trị

Phân tích một số đặc điểm tâm lý của người lớn tuổi - lứa tuổi của học viên Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và ba nguyên tắc trong khi làm việc với họ.

2. Đặc điểm lao động của giảng viên lý luận chính trị

Phân tích 5 đặc điểm nghề nghiệp của lao động giáo dục lý luận chính trị: đối tượng quan hệ trực tiếp của lao động giảng dạy là con người; đặc trưng lao động giảng dạy là nhân cách của chính người thầy giáo đóng vai trò quan trọng, tham gia trực tiếp vào quá trình giảng dạy; lao động giảng dạy là tái sản xuất mở rộng sức lao động; lao động giảng dạy đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao; lao động giảng dạy là nghề lao động trí óc chuyên nghiệp, đòi hỏi phải có một thời kỳ chuẩn bị.

3. Đặc điểm tâm lý của tập thể học viên

Nêu và phân tích rõ 2 dặc điểm tâm lý của tập thể học viên:

- Tâm trạng, không khí ở lớp học ảnh hưởng đến học viên.

- Trong lớp học diễn ra quá trình giao tiếp nhiều chiều.

4. Các quá trình tâm lý ảnh hưởng đến hiệu quả của diễn giảng

Nêu và phân tích rõ các quá trình tâm lý ảnh hưởng đến hiệu quả của diễn giảng như: môi trường, trạng thái tâm lý, phẩm chất tâm lý, tri thức tâm lý, các yếu tố xã hội…

II. Một số vấn đề của quá trình dạy học lý luận chính trị (Phần trọng tâm)

1. Hoạt động dạy học

- Phân tích những quan điểm dạy học và phương pháp dạy học khác nhau, làm rõ đâu là quan điểm đúng.

- Phân tích làm rõ bản chất, chức năng, phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học.

2. Bản chất của quá trình dạy học lý luận chính trị

Phân tích làm rõ những bản chất của quá trình dạy học:

- Dạy học là quá trình tương tác, biện chứng giữa hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên.

- Hoạt động học của học viên là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu.

- Quá trình dạy học lý luận chính trị diễn ra dưới sự tác động thường xuyên, trực tiếp của môi trường kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá và khoa học, công nghệ.

III. Một số vấn đề có tính quy luật của quá trình dạy học lý luận chính tr

Đây là một trong những nội dung trọng tâm của bài. Cần trình bày làm rõ:

1. Dạy học lý luận chính trị phải tuân theo quy luật về tính quy định của xã hội đối với quá trình dạy học

2. Đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và học.

3. Đảm bảo sự thống nhất giữa trang bị kiến thức lý luận chính trị với phát triển trí tuệ, nâng cao phẩm chất, năng lực hoạt động thực tiễn của học viên.

4. Sự thống nhất biện chứng giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học.

III. Các nguyên tắc dạy học lý luận chính trị (Phần trọng tâm của bài)

Phân tích làm rõ 6 nguyên tắc dạy học:

1. Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa tính khoa học, tính giáo dục và định hướng chính trị trong dạy học lý luận chính trị

2. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

3. Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học lý luận chính trị

4. Nguyên tắc bảo đảm tính vững chắc của tri thức lý luận và tính mềm dẻo của tư duy

5. Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng trong quá trình dạy học lý luận chính trị

6. Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giảng viên với vai trò tự giác, tích cực, độc lập của học viên, sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể học viên.

Câu hỏi thảo luận

1. Phân tích làm rõ một số đặc điểm tâm lý của người học và người dạy?

2. Trình bày một số vấn đề của quá trình dạy học lý luận chính trị?

3. Quá trình dạy học lý luận chính trị cần nắm vững những quy luật và nguyên tắc nào? Liên hệ với bản thân?

Chuyên đề 3

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

I. Phư­ơng pháp dạy học truyền thống

Cần trình bày bản chất, nội dung và yêu cầu của các phương pháp dạy học truyền thống: ph­ương pháp giảng giải; ph­ương pháp quy nạp; ph­ương pháp phát vấn; ph­ương pháp trực quan; ph­ương pháp lôgic.

II. Phư­ơng pháp dạy học nêu vấn đề

Phân tích làm rõ:

1. Khái quát về dạy học nêu vấn đề

Trình bày mục này cần nêu bật được những nội dung sau: Quá trình ra đời của phương pháp dạy học nêu vấn đề; Cơ sở phương pháp luận của dạy học nêu vấn đề; Cơ sở tâm lý của dạy học nêu vấn đề; Một số phương pháp đặc trưng của dạy học nêu vấn đề.

2. Vận dụng ph­ương thức dạy học nêu vấn đề trong giáo dục lý luận chính trị (Đây là một trong những trọng điểm của bài).

Trình bày, làm rõ một số ph­ương pháp tạo ra tình huống có vấn đề:

- Đặt học viên tr­ước các hiện t­ượng và sự kiện của đời sống đòi hỏi học viên phải vận dụng những tri thức và lý luận Mác-Lênin để giải thích bản chất của các hiện t­ượng đó.

- Đặt các câu hỏi nêu vấn đề chứa đựng các mâu thuẫn nội tại của bài học.

- So sánh, đối chiếu những hiện t­ượng hoặc ý kiến mâu thuẫn nhau cần phải làm rõ để đi đến kết luận đúng đắn, đối chiếu quan niệm thông thư­ờng với quan niệm khoa học về một sự vật.

- Việc tạo ra tình huống có vấn đề cần phải tổ chức hợp lý cho việc chuyển sang diễn đạt vấn đề học tập một cách tự nhiên (hoặc vấn đề học tập nằm ngay trong câu hỏi của tình huống nêu vấn đề).

III. Phương pháp dạy học cùng tham gia (còn gọi là dạy học cộng tác)

Trình bày làm rõ một số nội dung sau:

1. Khái niệm:

- Phương pháp dạy học cùng tham gia là gì ?

- Đặc điểm của phương pháp này là gì, những ưu điểm, nhược điểm của nó.

2. Vai trò của giảng viên trong phương pháp cùng tham gia (Đây là một trong những trọng điểm của bài)

- Xác định rõ mục tiêu bài giảng/môn học/ khóa đào tạo là gì;

- Vai trò của giảng viên;

- Những phẩm chất và năng lực cần có của giảng viên trong phương pháp giảng dạy cùng tham gia;

- Những yêu cầu cần thiết của giảng viên.

3. Những ưu điểm và hạn chế của các hình thức phổ biến thường sử dụng trong phương pháp cùng tham gia

Phân tích rõ những ưu điểm và hạn chế của một số hình thức thường sử dụng trong phương pháp cùng tham gia: thuyết trình; thuyết trình kết hợp với thảo luận; nhóm chuyên gia; cùng tư duy; băng Video; thảo luận trên lớp; thảo luận nhóm; nghiên cứu tình huống; bài tập đóng vai; đóng góp ý kiến; liệt kê công việc/khảo sát; bài tập dùng phiếu điều tra; bài tập làm rõ giá trị.

IV. Kết hợp phương pháp giáo dục mới với việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật trợ giảng hiện đại

Nêu rõ các nội dung sau:

Trình bày, làm rõ các nội dung sau:

1. Nêu rõ các phương tiện - điều kiện đảm bảo trong dạy học.

2. Những điều kiện cần có để có thể đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng hiện đại.

Câu hỏi thảo luận:

1. Đồng chí thường sử dụng những phương pháp dạy học nào?

2. Những ưu điểm và nhược điểm của các hình thức phổ biến thường sử dụng trong phương pháp cùng tham gia?

Chuyên đề 4

PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP

VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

I. Những phẩm chất nghề nghiệp của người giảng viên lý luận chính trị

1. Phẩm chất chính trị, đạo đức của người giảng lý luận chính trị

Trình bày làm rõ các phẩm chất nghề nghiệp có vai trò quan trọng đối với hoạt động giáo dục và giảng dạy lý luận chính trị: về tư tưởng, đạo đức, lối sống, uy tín chính trị, năng lực chuyên môn, tri thức văn hoá, chính trị, xã hội...

2. Xu hướng nghề nghiệp sư phạm của người giảng viên lý luận chính trị

Trình bày làm rõ các xu hướng, biểu hiện nghề nghiệp:

- Lòng yêu nghề, say mê nghiên cứu, học tập và mong muốn được làm việc, tiếp xúc với học viên.

- ý thøc tù träng nghÒ nghiÖp, ë t¸c phong lµm viÖc khoa häc, chÝnh x¸c, cã kÕ ho¹ch, cã ý chÝ phÊn ®Êu v­¬n lªn lµm chñ tri thøc khoa häc, lµm chñ b¶n th©n, ham häc hái.

- Nhạy cảm nghề nghiệp, nhạy cảm về chính trị và nhạy cảm trước cái mới lạ, cái hay, cái đẹp trong đời sống và trong công việc.

3. Năng lực sư phạm của giảng viên lý luận chính trị

Làm rõ khái niệm năng lực, năng lực sư phạm, cấu trúc thành phần năng lực sư phạm của giảng viên lý luận chính trị.

ii. Những hoạt động cơ bản của người giảng viên lý luận chính trị (Đây là trọng tâm của bài cần trình bày rõ)

1. Hoạt động nhận thức

Phân tích, làm rõ: Hoạt động nhận thức trong quá trình giảng dạy bao gồm: Tích luỹ vốn kiến thức về nội dung phương pháp, phương tiện dạy học; Nhận thức, tìm hiểu đối tượng học viên; Làm chủ quá trình giảng dạy và tiếp nhận thông tin từ phía người học để điều chỉnh và điều khiển quá trình dạy và học.

2. Hoạt động thiết kế (Đây là một trong những trọng điểm của bài)

Cần làm rõ:

- Thiết kế theo nghĩa chung chất là xây dựng quy trình hoạt động của giảng viên và học viên (Các khâu của quy trình).

- Trình bày các hoạt động thiết kế chủ yếu: thiết kế giáo án bài giảng; thiết kế các thao tác sư phạm của giảng viên và học viên; thiết kế các câu hỏi và nội dung kiểm tra - đánh giá.

3. Hoạt động tổ chức và giao tiếp sư phạm của giảng viên lý luận chính trị

Cần trình bày lam rõ: Hoạt động tổ chức trong giảng dạy lý luận chính trị là tiến hành xác lập và duy trì các mối quan hệ dạy và học, quan hệ giữa giảng viên – học viên – lớp học diễn ra theo đúng ý định và nội dung thiết kế bài giảng, đảm bảo sự phối hợp tương tác nhịp nhàng, chặt chẽ, đạt hiệu quả dạy học và giáo dục cao.

- Hoạt động giao tiếp sư phạm gắn liền với hoạt động tổ chức, hợp thành thể hoàn chỉnh của hệ thống hoạt động thông tin tri thức và điều khiển hoạt động học trong giảng bài trên lớp của giảng viên.

Câu hỏi thảo luận

1. Trình bày những phẩm chất nghề nghiệp cơ bản của người giảng viên lý luận chính trị?

2. Trình bày những hoạt động cơ bản của người giảng viên lý luận chính trị?

3. Trong thực tế, đồng chí có những kinh nghiệm nào khi thiết kế bài giảng?

Chuyên đề 5

NGHỆ THUẬT DIỄN GIẢNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

I. Bản chất và yêu cầu của diễn giảng

1. Bản chất của diễn giảng là làm cho người nghe hiểu, tin và hành động

Làm rõ, quá trình diễn giảng có thể thuyết phục bằng lý lẽ, thuyết phục đối tượng chấp nhận chân lý, trên một nền tảng giá trị vững chắc, không cần phải chứng minh (cơ chế ám thị) hoặc nêu gương:

2. Sắp xếp tài liệu theo yêu cầu của phương pháp sư phạm.

Nêu rõ những yêu cầu và nội dung của việc sắp xếp tài liệu theo phương pháp sư phạm:

- Sắp xếp từ cái đơn giản và cái đã biết đến cái phức tạp và cái chưa biết.

- Phân tích nêu bật những điểm quan trọng nhất.

- Đi vào thực chất vấn đề, tránh nói chung chung, bỏ qua những chi tiết thừa.

3. Tính cân đối và nhất quán trong diễn giảng

Làm rõ những điều cần lưu ý giảng viên trong diễn giảng: tránh nói đứt quãng và không ăn khớp; diễn đạt không được mâu thuẫn, phải mạch lạc, rõ ràng; biết phát hiện ra những điều không có căn cứ lôgic và những kết luận có tính chất giả tạo.

II. Nghệ thuật diễn giảng (Đây là trọng tâm của bài cần trình bày rõ)

- Phân tích làm rõ những nội dung sau:

1. Những vấn đề cần nắm vững trong quá trình trình bày bài giảng

Làm rõ tầm quan trọng và những yêu cầu của: ngôn ngữ, văn phong trong bài giảng; tính chính xác; tính đúng đắn; tính thẩm mỹ trong quá trình trình bày bài giảng.

2. Những nội dung cụ thể của quá trình trình bày bài giảng

Làm rõ tầm quan trọng và những yêu cầu về: trang phục; đề cương bài giảng, cách nhập đề và các vấn đề quan trọng của bài; địa điểm, thời gian, đối tượng của bài giảng.

3. Bắt đầu bài giảng

Nêu và phân tích cách khắc phục một số tình huống: hồi hộp, xúc động; người nghe ồn ào, không chú ý; người nghe không cùng quan điểm với người nói…

4. Trong khi diễn giảng (Đây là một trong những trọng điểm của bài)

Nêu và phân tích rõ 9 chú ý trong khi diễn giảng:

- Giảng viên phải trình bày một cách hệ thống, chặt chẽ

- Giảng viên có thể dùng phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp hay kết hợp cả hai phương pháp đó:

- Giảng viên phải sử dụng đúng ngữ nghĩa, ngữ âm, ngữ pháp, đồng thời phải chú ý ngữ điệu, tốc độ, âm lượng lời nói

- Giảng viên phải biết khéo sử dụng những biểu hiện cảm xúc của mình để lôi cuốn người nghe.

- Giảng viên phải quản lý, bao quát, dẫn dắt, điều chỉnh buổi nói chuyện, bao quát hội trường, quản lý hoạt động chung trong buổi nói chuyện.

- Dựa vào những quy luật tâm sinh lý, giảng viên có thể phải sử dụng một số thủ thuật để khôi phục và tăng cường sự chú ý của người nghe.

- Cần kịp thời điều chỉnh nội dung, cách nói để luôn tạo sự hứng thú và đồng thuận của người nghe.

- Trả lời câu hỏi của người nghe là công việc quan trọng của giảng viên, nhất là trong điều kiện dân chủ hoá và tăng cường đối thoại.

- Giảng viên nhất thiết không trả lời những vấn đề mình chưa nắm vững hoặc chưa biết, tránh trả lời sai.

5. Kết thúc bài giảng

Nêu và phân tích rõ 5 chú ý khi kết thúc bài giảng trong đó đặc biệt chú ý đến “dư âm” sau bài giảng.

6. Cách trình bày bảng

Nêu và phân tích rõ những chú ý khi trình bày bảng.

Câu hỏi thảo luận:

1. Trình bày những những yêu cầu của việc diễn giảng?

2. Theo đồng chí, những nội dung nào trong nghệ thuật diễn giảng cần đến việc rèn luyện những phẩm chất nhân cách cá nhân và phải rèn luyện như thế nào?

Chuyên đề 6

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG GIẢNG DẠY

VÀ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

- Trình bày làm rõ những nội dung sau:

1. Ý nghĩa, mục đích của kiểm tra, đánh giá

Phân tích, làm rõ: ý nghĩa, mục đích của kiểm tra, đánh giá

2. Tiêu chuẩn và yêu cầu của việc đánh giá (Đây là một trọng tâm của bài)

Phân tích, làm rõ: cách đánh giá; hệ thống tiêu chuẩn đánh giá tri thức; Những yêu cầu của kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

II. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HIỆN NAY

- Trình bày làm rõ những nội dung sau:

1. Kết quả học tập của người học được đánh giá qua nhiều khâu công việc và mang tính quá trình

Trình bày rõ các khâu công việc trong đánh giá: Mức độ tham gia nghe giảng; khả năng hoàn thành các bài tập thảo luận theo nhóm; việc thực hiện bài tập cá nhân; khả năng trình bày bài tập; hoàn thành bài thi cuối khoá; ngoài ra có thể đánh giá thông qua mức độ tham gia thảo luận bài học ở lớp hoặc các phản ứng trước những câu hỏi do người dạy nêu ra.

2. Phương pháp trắc nghiệm khách quan

Nêu được những ưu điểm của mỗi phương pháp kiểm tra (trắc nghiệm và tự luận).

III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG HỌC TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN (Đây là trọng tâm của bài cần trình bày rõ)

1. Một số đặc điểm công tác giáo dục lý luận chính trị ở cấp huyện

Phân tích, làm rõ những đặc điểm: về thời gian; về nội dung kiểm tra công tác giáo dục lý luận chính trị ở cấp huyện.

2. Phương pháp kiểm tra ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

- Phân tích, làm rõ những hình thức kiểm tra đánh giá trong học tập lý luận chính trị; phương pháp kiểm tra đánh giá trong học tập.

Câu hỏi thảo luận

1. Những tiêu chuẩn và yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá là gì?

2. Các đồng chí thường sử dụng những phương pháp kiểm tra, đánh giá nào và nêu rõ những ưu điểm và nhược điểm của chúng?

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất