Thứ Ba, 1/10/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Tư, 10/12/2008 13:44'(GMT+7)

Những nội dung cần chú ý khi giảng chuyên đề " Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam"

Chuyên đề I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN TỘC

VÀ QUAN HỆ DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI

1. KHÁI NIỆM DÂN TỘC

1. Khái niệm dân tộc theo nghĩa cộng đồng tộc người

Trong mục này cần làm rõ:

- Khái niệm dân tộc theo theo nghĩa thông thường và nghĩa rộng.

- Làm rõ 4 đặc điểm khái niệm dân tộc, theo nghĩa cộng đồng tộc người.

2. Khái niệm dân tộc theo nghĩa quốc gia dân tộc

Làm rõ khái niệm dân tộc theo hai bình diện, dân tộc là cộng đồng tộc người và dân tộc hiểu theo nghĩa rộng là cư dân của một quốc gia.

II. TÌNH HÌNH DÂN TỘC VÀ QUAN HỆ DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI

1. Tình hình dân tộc trên thế giới

Làm rõ 2 ý chính:

- Sự phân bố dân tộc trên thế giới rất phức tạp và đa dạng.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc cũng không đồng đều.

2. Quan hệ dân tộc trên thế giới

Làm rõ 4 ảnh hưởng của các mối quan hệ dân tộc trên thế giới: quan hệ lợi ích; quan hệ với vấn đề tôn giáo; quan hệ với vấn đề giai cấp; quan hệ giữa các nền văn hóa.

III. NGUỒN GỐC CỦA CÁC CUỘC XUNG ĐỘT DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY

Phân tích, làm rõ 4 nguồn gốc của các cuộc xung đột dân tộc trên thế giới:

1. Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

2. Chủ nghĩa dân tộc

3. Vấn đề dân tộc chưa được giải quyết đúng đắn

4. Sự can thiệp của các nước tư bản đế quốc vì lợi ích của chúng

Câu hỏi thảo luận

1.Trình bày khái niệm dân tộc? Tình hình dân tộc và quan hệ dân tộc trên thế giới?

2. Nêu nguồn gốc của các xung đột dân tộc trên thế giới?

Chuyên đề II

TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU VÀ MỐI QUAN HỆ

GIỮA CÁC DÂN TỘC Ở NƯỚC TA

I. VIỆT NAM LÀ QUỐC GIA CÓ NHIỀU DÂN TỘC

Làm rõ 3 ý:

1. Đại gia đình dân tộc Việt Nam thống nhất hiện có 54 dân tộc anh em, dân số giữa các dân tộc không đều nhau

2. Cộng đồng dân tộc Việt Nam có quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử

3. Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, các dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số

II. CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC TA CÓ TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐẤU TRANH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC, XÂY DỰNG MỘT CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THỐNG NHẤT (Đây là phần trọng tâm)

1. Trong 54 dân tộc anh em của cộng đồng dân tộc Việt Nam, nhiều dân tộc có chung cội nguồn

Làm rõ 2 ý: - Các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều là người trong một nước, con trong một nhà, vận mệnh gắn chặt với nhau.

- Các dân tộc nước ta luôn luôn kề vai sát cánh bên nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

2. Truyền thống đoàn kết của các dân tộc nước ta được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử, cùng nhau chung lưng đấu cật, xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm

Phân tích, làm rõ ý: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn luôn sát cánh bên nhau, chinh phục thiên nhiên, tiến hành các cuộc kháng chiến oanh liệt chống giặc ngoại xâm, đánh thắng quân xâm lược.

III. CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM SỐNG ĐAN XEN NHAU

Phân tích, làm rõ:

- Việt Nam "là một trong những cái nôi của loài người". Tổ tiên của dân tộc ta là cư dân bản địa, đồng thời có giao lưu, tiếp xúc với nhiều luồng nhân chủng khác nhau thuộc vùng Đông Nam Á.

- Tình trạng cư trú xen kẽ của các dân tộc là điều kiện thuận lợi cơ bản để tăng cường quan hệ mọi mặt giữa các dân tộc, xây dựng cộng đồng các dân tộc ngày càng gắn bó vững chắc.

IV. CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM CÓ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHÔNG ĐỀU NHAU

Phân tích làm rõ:

- Sự phát triển không đồng đều giữa các dân tộc là tình trạng khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân: lịch sử, xã hội, điều kiện tự nhiên nơi sinh sống… quy định.

- Giữa các dân tộc thiểu số với nhau cũng như giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều chênh lệch.

V. NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG, TRONG ĐÓ VĂN HÓA MỖI DÂN TỘC ANH EM CÓ NHƯNG GIÁ TRỊ VÀ SẮC THÁI RIÊNG (Đây là phần trọng tâm)

Phân tích, làm rõ:

- Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước ta tạo nên nền văn hoá Việt Nam đa dạng và rực rỡ.

- Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự củng cố, phát triển của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta, tăng cường tính thống nhất, tính đa dạng, tính độc đáo trong bản sắc của mỗi dân tộc.

VI. CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NƯỚC TA CHỦ YẾU CƯ TRÚ TRÊN CÁC VÙNG RỪNG NÚI, BIÊN GIỚI, CÓ VỊ TRÍ QUAN TRỌNG VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, AN NINH, QUỐC PHÒNG, ĐỐI NGOẠI (Đây là phần trọng tâm)

Phân tích, làm rõ những đặc điểm chủ yếu:

1. Về kinh tế

2. Về an ninh, quốc phòng

3. Về quan hệ đối ngoại

Câu hỏi

1. Tình hình, đặc điểm chủ yếu của các dân tộc ở nước ta?

2. Mối quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta?

Chuyên đề III

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

1. Quan niệm chung về chính sách dân tộc

Làm rõ những quan niệm chung về chính sách dân tộc:

- Chính sách dân tộc giải quyết mối quan hệ trong cộng đồng dân cư đa dân tộc của một quốc gia theo quan điểm của giai cấp nắm chính quyền.

- Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản là một hệ thống các quan điểm, chủ trương, giải pháp, nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc, trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp.

2. Cơ sở xây dựng chính sách dân tộc của Đảng

a) Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

Làm rõ:

- Vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc gắn bó chặt chẽ với nhau.

- Ba điểm cơ bản nhất trong Cương lĩnh dân tộc của V.I. Lênin và quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc là biểu hiện tập trung của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thế kỷ XX.

b) Hiểu rõ đặc điểm tình hình các dân tộc ở Việt Nam

Làm rõ những đặc điểm tình hình các dân tộc ở Việt Nam: Sự gắn bó lâu đời của các dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; Các dân tộc ở Việt Nam sống đan xen với nhau; Sự phát triển trong lịch sử đã để lại mức độ chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các dân tộc; Sự phân bố dân cư không đều, trên vùng núi, biên giới, chủ yếu là các dân tộc thiểu số đang sinh sống...

c) Yêu cầu chung của cách mạng Việt Nam và nhiệm vụ chủ yếu trong mỗi thời kỳ

Làm rõ hai yêu cầu chung của cách mạng Việt Nam và nhiệm vụ chủ yếu trong mỗi thời kỳ là phát huy được sức mạnh của toàn bộ cộng đồng dân tộc; đảm bảo cho đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm lợi ích của các dân tộc, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa các dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA (Đây là phần trọng tâm)

1. Các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam

Làm rõ ba nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam: quyền bình đẳng, tự quyết của các dân tộc; đoàn kết các dân tộc; các dân tộc tương trợ, giúp nhau cùng phát triển.

2. Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

Làm rõ quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước: trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị khóa VI; nghị quyết các đại hội VI, VII, VIII, IX, X của Đảng về chính sách dân tộc trong sự nghiệp đổi mới.

III. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (Đây là phần trọng tâm)

1. Những tác động của cơ chế kinh tế mới đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Làm rõ 3 tác động chủ yếu của cơ chế kinh tế mới đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Nội dung cơ bản của chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay

Làm rõ 4 nội dung cơ bản của chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay: Phát triển kinh tế ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số là sự nghiệp chung của nhân dân cả nước, của nhân dân các dân tộc; Nắm vững chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Phát triển miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số toàn diện.

3. Một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số và miền núi

Phân tích, làm rõ:

a) Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng, đảm bảo cho đồng bào các dân tộc khai thác thế mạnh của địa phương làm giàu cho mình và đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

b) Có chính sách ưu tiên đặc biệt phát triển giáo dục và đào tạo, coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số

c) Kế thừa và phát triển những giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và của từng dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc

d) Có chính sách quan tâm đặc biệt đến các vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, từng bước ngăn chặn tình trạng suy giảm dân số, suy giảm mức sống của một số dân tộc thiểu số.

Câu hỏi

1. Cơ sở xây dựng chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta?

2. Nguyên tắc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay?

Chuyên đề IV

NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ CÁN BỘ,

ĐẢNG VIÊN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

I. NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN, ĐẦY ĐỦ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ĐỂ THỰC HIỆN TỐT NHIỆM VỤ CÔNG TÁC DÂN TỘC

Làm rõ 2 nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác dân tộc:

1. Vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2. Công tác dân tộc là một bộ phận hữu cơ trong toàn bộ công tác cách mạng của Đảng

II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở MIỀN NÚI VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ (Đây là phần trọng tâm)

1. Trên lĩnh vực chính trị

Làm rõ những nội dung chủ yếu thực hiện chính sách dân tộc trên lĩnh vực chính trị:Bảo đảm thực hiện đúng quyền bầu cử, ứng cử của công dân; Xây dựng chính quyền nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng; Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở; Xây dựng tổ chức cơ sở đảng, chú trọng công tác phát triển đảng;Làm tốt công tác cán bộ.

2. Trên lĩnh vực kinh tế

Làm rõ những nội dung chủ yếu thực hiện chính sách dân tộc trên lĩnh vực kinh tế:

a) Phát triển nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông, lâm sản

b) Làm tốt công tác định canh, định cư; phân bố lại dân cư hợp lý, xây dựng vùng kinh tế mới; xóa đói giảm nghèo, trước hết đối với các xã nghèo

3. Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội

Làm rõ những nội dung chủ yếu thực hiện chính sách dân tộc trên lĩnh vực văn hóa, xã hội:

a) Xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục

b) Tăng cường chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc

c) Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc

d) Chăm lo giải quyết một số vấn đề xã hội

e) Ngăn chặn tình trạng truyền đạo trái phép

4. Trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng

Làm rõ những nội dung chủ yếu thực hiện chính sách dân tộc trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng:

- Các tổ chức cơ sở đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tuyên truyền và lãnh đạo nhân dân nhận rõ âm mưu thâm độc của kẻ thù, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng.

- Ra sức củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng địa phương vững mạnh.

- Nghiêm trị các hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để hoạt động chính trị, gây chia rẽ dân tộc.

III. PHƯƠNG CHÂM, PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC DÂN TỘC (Đây là phần trọng tâm)

Làm rõ 4 phương châm, phương pháp trong công tác dân tộc:

1. Thực hiện công tác dân tộc phải kiên trì

2. Công tác dân tộc cần phải thận trọng

3. Công tác dân tộc phải chắc chắn

4. Một số điểm cần chú ý khi thực hiện công tác dân tộc

Câu hỏi

1. Nêu và phân tích những nội dung chủ yếu thực hiện chính sách dân tộc ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số?

2. Làm rõ phương châm, phương pháp công tác dân tộc?

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất