Thứ Ba, 24/9/2024
Thể thao
Thứ Bảy, 6/10/2012 17:19'(GMT+7)

Nối vòng tay lớn

(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

Đã vậy với số đông công chúng lại lo lắng khi nghe tin các đối tác nước ngoài nâng giá bản quyền truyền hình giải vô địch Đông Nam Á (AFF Suzuki Cup 2012), nâng giá bản quyền truyền hình Giải ngoại hạng Anh (Premier League). Quả là “họa vô đơn chí” với cả người làm, người chơi bóng đá và công chúng yêu thích. Mọi chuyện đang nóng lên từng ngày và cũng đáng chờ đợi, hy vọng từng ngày. Cuối tuần này, VFF, VPF cùng các đội bóng sẽ “ngồi lại với nhau” tìm cách để giải quyết hàng loạt cái khó và cái rối của bóng đá nước nhà. Ở “trận địa” khác, đã có tín hiệu mời gọi và thúc giục các đài truyền hình đã và đang phát sóng các giải đấu khu vực và quốc tế liên kết lại để chống cạnh tranh phá giá vì lợi ích người xem.

Bóng đá khi khó khăn càng bộc lộ rõ sự gắn kết với xã hội đến mức nào. Tiền đề căn bản để giải quyết mọi vấn đề là đây: Với người Việt Nam, bóng đá vẫn là môn thể thao vua, là môn giải trí hàng đầu. Như vậy, không thể có vấn đề “tồn tại hay không tồn tại”. Chỉ có tồn tại như thế nào (giải bóng đá quốc gia) và người xem truyền hình có được xem nhiều hay ít, giá cả ra sao (với các giải khu vực và châu Âu, thế giới).

V.League tồn tại thế nào? Về số lượng, cùng lắm có thể bớt đi số đội tham gia. Nhưng về chất lượng? Nhân căn cớ túi tiền ít mà hạ nhiệt cơn sốt kim tiền nhiều phần vô lối, chấp nhận cắt giảm các loại chi phí, lương, thưởng đưa giải đấu về giá trị thật hay vẫn hành xử theo lối “tôi có tiền, tôi làm theo cách của tôi, ai không có mặc kệ”? Cuộc đấu tranh này xem ra không đơn giản.

V.League sẽ tồn tại thế nào? Vì giảm tiền, giảm số đội có đồng nghĩa với sự thỏa hiệp trong điều lệ, quy chế, có từ bỏ hay né, hoãn, giãn lộ trình chuyên nghiệp hóa?

Có là phi thực tế không khi đầu tư tiền của ít đi mà vẫn đeo đuổi việc nâng cao chất lượng, đổi mới tổ chức, điều hành kiểu như kẻ khó đòi làm sang? Hoàn toàn không phải, phải coi việc tiến theo chuyên nghiệp hóa là nguyên tắc, khó mấy cũng kiên quyết thực hiện. Dừng lại là tụt sâu, khủng hoảng. “Thà ít mà tốt”, thà ít mà tinh mới là điều cần hướng tới.

Có là phi thực tế không khi việc thưởng thức các giải đấu quốc tế đối với số đông người (còn nghèo) ở Việt Nam cứ như “ăn mày đòi xôi gấc”? Muốn ăn ngon phải chi tiền nhiều hơn, lẽ đời vốn vậy, không có gì lạ, nhưng vấn đề là vẫn có cách để số đông người xem truyền hình được hưởng mức giá hợp lý. Điều này hoàn toàn nằm trong quyền hạn của những người làm truyền hình ở ta chứ chẳng ở đâu xa. Ăn mảnh, ăn xổi, kèn cựa, thiếu gắn kết vốn là chỗ yếu, chỗ xấu trong lối làm ăn xưa nay, bây giờ cạnh tranh, kiếm lợi riêng làm đội giá, chỗ yếu ấy đã được nhận diện rõ ràng, khắc phục được không?

Người ta nóng lòng chờ đợi những cuộc “ngồi lại với nhau” của những người làm bóng đá, những người làm truyền hình. Họ ngồi lại với nhau, nói chuyện được với nhau, quyết được với nhau theo hướng tích cực sẽ là nhân cốt cơ bản để bóng đá và xem bóng đá có cơ hội “nối vòng tay lớn” quanh trái bóng tròn của toàn xã hội. Sẽ có số đông công chúng cảm thông, cảm ơn thêm, tin yêu thêm mà “vỗ tay vào”. Sẽ có những doanh nghiệp, doanh nhân tâm huyết bước vào vòng tay lớn, người tài trợ ít, người đầu tư nhiều.

Hy vọng, “nối vòng tay lớn” sẽ là một cách đi làm sáng, làm đẹp cho bóng đá, cho xã hội./.

(Mạnh Hùng/QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất