Thứ Hai, 30/9/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Bảy, 14/3/2009 22:24'(GMT+7)

Phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử trong thời kỳ hội nhập

 Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Đỗ Quý Doãn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Đinh Tiến Dũng, cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí, báo Đảng khu vực phía Bắc đã tới dự. Khu vực phía Nam, có sự tham dự của đại diện Báo Sài Gòn Giải Phóng và Báo Đồng Nai.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nêu rõ, việc tổ chức hội thảo ngay tại Điện Biên - mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử chói lọi, đúng vào thời điểm hướng tới kỷ niệm 55 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954 - 7-5-2009) khẳng định hội thảo có giá trị rất lớn, đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khi mà nhiều giá trị văn hóa đang bị xâm hại. Chủ đề hội thảo thể hiện sự đúng đắn và quyết tâm của báo chí trong việc quán triệt theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Luật về Di sản văn hóa.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đều khẳng định, tuyên truyền các giá trị truyền thống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử trong thời kỳ hội nhập là một chủ đề có tính thời sự và thiết thực. Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, nếu chỉ đề cao vai trò của kinh tế là chưa đủ, phiến diện, dẫn đến những hậu quả lâu dài, vì những giá trị văn hóa, lịch sử vừa là nền tảng, vừa là động lực tinh thần của xã hội. Báo chí, nhất là các báo Đảng phải có vai trò chủ đạo trong sự định hướng thông tin, trách nhiệm xã hội cao. Một mặt, phải tuyên truyền, đề cao những giá trị văn hóa, lịch sử, “giữ lửa và tiếp lửa”; mặt khác cũng cần cảnh báo việc tuyên truyền làm méo mó hình ảnh di tích, văn hóa truyền thống. Đấu tranh bảo vệ những di sản văn hóa, lịch sử rất cần sự dũng cảm của báo chí, sự đồng thuận, đồng hành của các cơ quan quản lý, các cấp quản lý.

Nhiều đại biểu cho rằng, trong tình hình hiện nay, để đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền, các cơ quan báo chí rất cần cùng nhau trao đổi, liên kết, tạo ra sức mạnh; cùng rút ra những bài học kinh nghiệm trong tuyên truyền phát huy truyền thống, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa lịch sử.

Trước thực trạng nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa bị xâm hại, lãng quên, các đại biểu cho rằng bên cạnh công tác tuyên truyền của báo chí, rất cần có sự thay đổi nhận thức của một bộ phận quản lý, cũng như thái độ của cộng đồng. Tuy nhiên, lãnh đạo các cơ quan báo chí cũng cho rằng cần có sự đổi mới hình thức tuyên truyền về văn hóa, lịch sử, đa dạng và chính xác hơn để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục truyền thống.

* Cũng nhân dịp này, đại diện các cơ quan báo chí đã đặt vòng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên. Cùng với đó, UBND tỉnh Điện Biên cũng đã tổ chức họp báo về kế hoạch tuyên truyền, tổ chức 3 ngày lễ lớn trong năm 2009 của tỉnh Điện Biên: Kỷ niệm 100 năm ngày thành lập tỉnh (28-6-1909 - 28-6-2009); 55 Ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954 - 7-5-2009); 60 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (10-10-1949 - 10-10-2009).

Hội thảo khoa học về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Ngày 12-3, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, bài học và giá trị lịch sử”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư tới hội thảo, trong đó có đoạn: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết tinh chủ nghĩa yêu nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng và mưu trí, sáng tạo, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chiến thắng của trí tuệ và ý chí Việt Nam, đồng thời cũng là chiến thắng của tinh thần đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương và sự đoàn kết giúp đỡ quốc tế. Chiến thắng đó có ý nghĩa hết sức to lớn và để lại nhiều bài học lịch sử quý báu”.

Theo Q.Khánh,H.V.Thọ - SGGP Online

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất