Chủ Nhật, 24/11/2024
Xã hội
Thứ Bảy, 12/3/2016 9:56'(GMT+7)

Phê duyệt dự án cấp nước an toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nhiều hộ dân ở ấp Bình Xuân, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm phải đắp đất ngăn nước ngập mặn vào diện tích cây trồng. (Ảnh: TTXVN)

Nhiều hộ dân ở ấp Bình Xuân, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm phải đắp đất ngăn nước ngập mặn vào diện tích cây trồng. (Ảnh: TTXVN)

Dự án trên được thực hiện tại Bộ Xây dựng và các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

Các hợp phần của Dự án gồm: xây dựng các tài liệu cần thiết theo quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam cũng như nhà tài trợ cho hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh (Giai đoạn 1); xây dựng các tài liệu cần thiết theo quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam cũng như nhà tài trợ cho hệ thống mạng lưới cấp nước Giai đoạn 1 như cải tạo và mở rộng mạng lưới đường ống phân phối chính, đường ống phân phối cấp 2 và các điểm đấu nối cấp nước.

Đồng thời, xây dựng khung thể chế áp dụng cho việc triển khai dự án đầu tư và quản lý vận hành các công trình dự án sau đầu tư: nghiên cứu đề xuất cơ chế tổ chức thực hiện dự án, hình thức đầu tư dự án bao gồm cả vấn đề Chủ đầu tư dự án cũng như tổ chức quản lý vận hành hệ thống cấp nước vùng sau đầu tư; thiết kế mở rộng hệ thống cấp nước liên vùng cho Giai đoạn 2 như hỗ trợ triển khai công tác chuẩn bị lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế cơ sở và thiết kế chi tiết cho Giai đoạn 2 để cấp nước cho các khu vực còn lại của dự án.

Mục tiêu chính nhằm lập báo cáo nghiên cứu, chuẩn bị cho Dự án “Cấp nước an toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long," trong đó nghiên cứu xây dựng một hệ thống cấp nước đủ công suất, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất của các tỉnh, thành phía Tây Nam sông Hậu cho các giai đoạn phát triển đến năm 2025 và 2030 phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch chung xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo an ninh về cấp nước, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

Cũng trong chiều 11/3, tại cuộc họp với các sở, ngành, đoàn thể liên quan ở tỉnh, ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo các sở, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện một số giải pháp ứng phó với hạn, mặn trong thời gian tới.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre cho rằng, cần tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất mỗi năm hai vụ lúa Hè Thu muộn và Đông Xuân sớm, thay vì ba vụ mỗi năm như hiện nay.

Riêng vụ Hè Thu năm nay sau tháng Sáu mới xuống giống. Bên cạnh thay đổi mùa vụ, ngành nông nghiệp tỉnh có trách nhiệm cung cấp cho nông dân những giống lúa thích nghi, chống chịu được hạn mặn.

Do nước mặn lên sớm và dâng cao, toàn bộ 16.000 ha lúa Đông Xuân trong tỉnh năm nay bị mất trắng, nông dân không thu hoạch được lúa cũng không có rơm cho bò ăn.

Về việc cung cấp nước ngọt, theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre, Công ty cổ phần cấp thoát nước Bến Tre dùng sà lan, xe bồn chở nước ngọt từ tỉnh Tiền Giang về cung cấp cho Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (bệnh viện lớn của tỉnh) Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu cũng nên đầu tư mua thiết bị xử lý nước máy nhiễm mặn thành nước ngọt để dùng.

Các huyện huy động phương tiện, khuyến khích người dân có ghe bơm cát cải tiến thành ghe chở nước ngọt về cung cấp cho dân nghèo theo giá phải chăng.

Sở Khoa học và Công nghệ giúp những hộ có khả năng đầu tư khoan giếng tầng nông lấy nước ngọt xét nghiệm mẫu nước nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn cho bà con.

Công ty cổ phần cấp thoát nước Bến Tre, đơn vị vừa đầu tư nâng công suất Trạm bơm Cái Cỏ, xã Quới Thành (Châu Thành) lên gấp đôi (35.000m3 hàng ngày mỗi đêm ); đắp đập tạm trên các con rạch Bến Rớ, Tre Bông, xã Quới Thành, tạo nguồn nước ngọt thô để chuyển về nhà máy nước Sơn Đông (thành phố Bến Tre) hòa trộn để cung cấp nước sinh hoạt cho 58.000 hộ dân (290.000 người), các bệnh viện và hai khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre đã có tờ trình Chính phủ chấp thuận chỉ định thầu cho công trình xây dựng cống ngăn mặn Thủ Cửu, huyện Giồng Trôm, vốn đầu tư 300 tỉ đồng, để có thể tháng Sáu năm nay khởi công và 18 tháng sau hoàn thành.

Đây là một trong những giải pháp góp phần ứng phó và hạn chế thiệt hại do xâm nhâp mặn thời gian tới.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, đến thời điểm này, nước mặn đã bao phủ 162/164 xã, phường trong tỉnh.

Thời điểm Bến Tre công bố quyết định thiên tai xâm nhập mặn (ngày15/2) có 155/164 xã, phường trong tỉnh bị nhiễm mặn./.

(TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất