Thứ Bảy, 23/11/2024
Xã hội
Chủ Nhật, 1/12/2019 9:15'(GMT+7)

Phong trào phụ nữ và một số kinh nghiệm từ công tác lãnh đạo của bộ tỉnh Thanh Hóa

Phong trào “Phụ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, gắn với Học và làm theo Bác, góp phần xây dựng tổ chức Hội phụ nữ ngày càng vững mạnh. Ảnh TL

Phong trào “Phụ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, gắn với Học và làm theo Bác, góp phần xây dựng tổ chức Hội phụ nữ ngày càng vững mạnh. Ảnh TL

NHỮNG KẾT QUẢ ĐÁNG GHI NHẬN

Sinh thời, khi vào thăm Thanh Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khen ngợi:Chị em phụ nữ Thanh Hóa có tinh thần cần cù lao động rất tốt. Như thế là vừa làm lợi nhà, vừa làm ích nước”[1]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phụ nữ luôn được Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa quan tâm, nhờ đó nhiều phong trào phụ nữ được triển khai thực hiện và có những đóng góp thiết thực đối với cách mạng chung của cả nước và phấn đấu xây dựng quê hương Thanh Hóa sớm trở thành một “tỉnh kiểu mẫu”, như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.

Trong công cuộc đổi mới, nhận thức rõ vai trò, vị trí tầm quan trọng của công tác phụ nữ, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa càng quan tâm, chăm lo sâu sắc đến công tác và phong trào phụ nữ trong tỉnh. Công tác phụ nữ được gắn kết với các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Theo đó, những nhiệm kỳ đầu đổi mới, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp đã tổ chức nhiều phong trào thi đua, như: “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”; “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”;, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước; “Thực hành tiết kiệm giảm nghèo bền vững”; “Nuôi dạy con tốt góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt xây dựng gia đình hạnh phúc”;“Ngày tiết kiệm vị phụ nữ nghèo”,...  Đặc biệt, những nhiệm kỳ gần đây, có các phong trào: “Phụ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phong trào “Phụ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch  và phấn đấu rèn luyện các phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”; phong trào “Phụ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII  về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộthực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;... đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong công tác phụ nữ, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu về giải phóng phụ nữ, đặc biệt là, Mục tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2012-2020.

Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, phụ nữ Thanh Hóa đã cùng nhau chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, hợp tác, hỗ trợ, cùng nhau sản xuất, phát triển kinh tế, khởi nghiệp và kinh doanh...; các cấp Hội phụ nữ phát huy vai trò nòng cốt tiếp tục thu hút, tập hợp phụ nữ, trong sự nghiệp bình đẳng giới; thực hiện vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Từ nhiều nhiệm kỳ qua, số lượng hội viên phụ nữ ngày càng tăng, đạt thường xuyên từ 75-84% phụ nữ trong tỉnh tham gia tại các chi hội, tổ phụ nữ cơ sở. Cán bộ Hội các cấp thi đua đổi mới lề lối, tác phong làm việc, khắc phục tình trạng hành chính hóa trong hoạt động, nâng cao chất lượng tham mưu, sâu sát hội viên hơn. Phong trào hội đã xuất hiện nhiều mô hình hay, việc làm tốt giúp đỡ hội viên, như: Mô hình “Mỗi ngày làm một việc tốt”, “Ống tre tiết kiệm”, “Nuôi lợn nhựa/lợn đất tiết kiệm”, “Mỗi ngày tiết kiệm 1 số điện”, “Túi tiền tiết kiệm”, “Hũ gạo tình thương”, “Con giống niềm tin”,...  với 319.980 hội viên, phụ nữ tham gia, mỗi năm đạt số dư tiết kiệm trên 70 tỷ đồng, đây là nguồn vốn linh hoạt đã tạo điều kiện cho thêm cho nhiều phụ nữ có vốn sản xuất, kinh doanh.

Cùng với đó, các cấp hội đã chủ động viết đề xuất đề án, dự án, các chương trình phối hợp với các ngành huy động được số tiền hàng chục tỷ đồng hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, góp phần thiết thực xây dựng Nông thôn mới tại các địa phương. Hoạt động “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” được các cấp hội quan tâm, đẩy mạnh: có hơn 120.212 lượt phụ nữ nghèo được giúp vốn, giống, ngày công mỗi năm, có năm lên tới 72 tỷ đồng; hàng chục nghìn chị em được học nghề; hàng ngàn “Mái ấm tình thương” được xây/sửa cho phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; xây dựng 146 mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ. Hoạt động khai thác nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ được mở rộng về quy mô và chú trọng về chất lượng, hiệu quả. Kết quả, trong 5 qua, các cấp Hội đã giúp 44.660  hộ do phụ nữ làm chủ hộ phát triển kinh tế, trong đó có 16.720 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ đã thoát nghèo, góp phần vào chương trình giảm nghèo chung của tỉnh xuống còn 11%.

Với một tỉnh có đặc thù là  dân số đông, diện tích rộng nhất nhì so với các tỉnh, thành trong cả nước (ngoài Hà Nội  và Thành phố Hồ Chí Minh), kèm theo đó là 28 dân tộc anh em sống xen kẽ nhau, rải rác trên địa bàn rộng lớn với đủ các các vùng sinh thái, được ví như hình ảnh “một nước Việt Nam thu nhỏ”. Trong đó, miền núi, dân tộc chiếm 3/ 4 diện tích trong tổng số 11.653 km2 và hơn 1/3 dân số trong tổng số gần 4 triệu người, cư trú phân tán trong nhiều địa bàn khác nhau, có nhiều nơi là vùng biên giới, vùng sâu vùng xa rất hiểm trở, khó khăn trong việc đi lại, giao lưu phát triển kinh tế, xã hội. Song, từ các phong trào thi đua, đã gắn kết hoạt động phụ nữ với đời sống, xã hội, làm cho công tác lãnh đạo phụ nữ của Đảng bộ tỉnh ngày càng thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Trên thực tế, đã xuất hiện nhiều mô hình, tấm gương phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực, mang lại những lợi ích thiết thực cho bản thân phụ nữ, gia đình và cộng đồng... Phụ nữ trong tỉnh tham gia đông đảo trong hầu hết tất cả các ngành kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, nhất là trong các ngành Nông nghiệp, Y tế, Giáo dục, Đào tạo, Văn hóa, xã hội, chiếm khoảng 55- 60%  lao động là nữ và đều phát huy có hiệu quả trong công tác. Đội ngũ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên được tăng lên, khẳng định vai trò của phụ nữ không chỉ quan trọng đối với gia đình mà còn rất quan trọng đối với nhiều lĩnh vực trong công tác xã hội.

Trong nhiều nhiệm kỳ qua, phụ nữ Thanh Hóa tham gia cấp ủy và bộ máy lãnh đạo các cấp, các ngành luôn đạt và vượt chỉ tiêu đảng bộ đề ra: Đối với cấp ủy trung bình đạt từ15-25%; 100% huyện, thị, thành uỷ đều có nữ tham gia Ban Thường vụ, 30% trở lên cán bộ nữ được giới thiệu tham gia HĐND cấp huyện, xã. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội tăng lên từng khóa: Khoá XIII, đạt 18,75% , tăng 3,75% so với chỉ tiêu Đảng bộ đề ra (15%); tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND tỉnh đạt 13,82%; tương tự, Khóa XIV là 28,75% (vượt 3,75) và 18, 05% (vượt 0,5%). Nhiệm kỳ 2010-2015, tỷ lệ phụ nữ là lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh chiếm 10,3% (đầu nhiệm kỳ 11%); lãnh đạo cấp phòng và tương đương có chiếm 23%, tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề chiếm 70%, có việc làm, thu nhập ổn định. Nhiệm kỳ 2015-2020, tỷ lệ này đã được tăng lên ở các chỉ tiêu từ 5-9% (tính đến 2019). Nhiều chị em được đào tạo chuyên môn cao, như: Thạc sĩ chiếm 16,47%, tiến sĩ 13% trong tổng số thạc sĩ và tiến sĩ của tỉnh; nhiều người đoạt giải thưởng khoa học - công nghệ và văn học - nghệ thuật. Nhiều chị em được Đảng, Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý như Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng (4.208 Mẹ); phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang cho tâp thể và 3 nữ cá nhân là nữphong tặng 2 nữ Nhà giáo Nhân dân, 42 nữ Nhà giáo Ưu tú; 1 nữ Nghệ sĩ Nhân dân,13 nữ Nghệ sĩ Ưu tú; 16 nữ Thầy thuốc Ưu tú và nhiều nữ nghệ nhân, doanh nhân xuất sắc..

MỘT SỐ HẠN CHẾ CẦN KHẮC PHỤC

Bên cạnh kết quả đạt được, sự lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hóa đối với công tác phụ nữ vẫn còn tồn tại những hạn chế, chủ yếu tập trung ở những điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trò, khả năng đóng góp của phụ nữ chưa thực sự tiến bộ, còn biểu hiện định kiến, khắt khe, thiếu tin tưởng vào năng lực của cán bộ nữ, coi công tác phụ nữ đơn thuần là trách nhiệm của Hội LHPN và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ. Vì thế, làm cho công tác phụ nữ và phong trào phụ nữ có lúc, có nơi bị ngưng trệ, khó được triển khai sâu rộng đến cơ sở. Một số nơi, phong trào không đến được với hội viên, hoặc không được hội viên nhiệt tình hưởng ứng và tham gia đầy đủ.

Thứ hai, công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, công tác luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ nữ; công tác cán bộ nữ chưa có tính chiến lược lâu dài và thiếu tính đột phá; một bộ phận phụ nữ, nhất là phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, nhận thức, hiểu biết về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, vị trí của phụ nữ còn hạn chế; tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo ở các cấp còn thấp, có nơi, có thời gian chưa đạt chỉ tiêu của đảng bộ đề ra.

Thứ ba, một số chính sách về công tác phụ nữ chưa thực sự đáp ứng với tình hình thực tin hoặc có những bất cập nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung, nhất là chính sách đối với cán bộ hội ở cơ sở. Bên cạnh đó, là sự thiếu năng động của cán bộ cấp hội, làm cho phong trào phụ nữ chưa thật sự phủ khắp các địa bàn trong tỉnh, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đạo. Một bộ phận không nhỏ trong chị em phụ nữ chưa thật sự được hỗ trợ từ các cấp hội trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững; vẫn còn không ít chị em chưa thật sự được giải phóng cả trong gia đình và nơi lao động, sản xuất; nhiều chị em vẫn còn bị bạo hành, ngược đãi, bị xem thường và dẫn đến nhiều nỗi bất hạnh, nhưng chưa được các cấp ủy, chính quyền sở tại thực sự vào cuộc một cách triệt để.

NHỮNG KINH NGHIỆM ĐÚC KẾT TỪ THỰC TIỄN

Từ những thành cônghạn chế nêu trên, có thể đúc kết một số kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cũng là giải pháp góp phần thúc đẩy phong trào phụ nữ ở Thanh Hóa phát triển sâu rộng hiệu quả hơn.

Một là, quan tâm, chú trọng công tác phụ nữ. Coi đây là một nội dung gắn với mọi chủ trương, chiến lược phát kinh tế - xã hội của Đảng bộ; là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của công tác phụ nữ và hoạt động của các cấp hội. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV, chỉ rõ: “Công tác phụ nữ phải là một nội dung trong mọi chủ trương, chiến lược phát kinh tế- xã hội của tỉnh. Hội LHPN tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao kiến thức cho hội viên. Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc. Tích cực bồi dưỡng, giới thiệu những phụ nữ ưu tú với Đảng tạo nguồn cán bộ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý; thực hiện bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ”[2]. Đồng thời, “Thực hiện tốt chính sách đối với phụ nữ, tạo môi trường thuận lợi, động viên phụ nữ phát huy những đức tính, phẩm chất tốt đẹp, tự vươn lên của phụ nữ”[3]. Theo đó, các chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, các giải pháp, chương trình hành động của Đảng bộ, cơ bản giải quyết được những vấn đề thực tiễn đặt ra, phù hợp với tình hình, điều kiện của tỉnh Thanh Hóa, một tỉnh đất rộng, người đông mang đậm tính truyền thống của phụ nữ cả nước nhưng cũng có những nét đặc thù riêng thể hiện bản sắc Xứ Thanh.

Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng chú trọng chỉ đạo chính quyền, các cơ quan, ban ngành đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở phối hợp thực hiện tốt công tác phụ nữ và phong trào phụ nữ: 100% các cấp chính quyền thực hiện quy chế phối hợp với Hội LHPN cùng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp hội phát huy vai trò, trách nhiệm vận động hội viên tham gia hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua tại địa phương, cơ sở. Đặc biệt, chú trọng chăm lo hỗ trợ, động viên các đối tượng là phụ nữ ở vùng nông thôn, phụ nữ khuyết tật, nữ công nhân, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo làm chủ hộ; hỗ trợ phụ nữ được thụ hưởng quyền lợi bình đẳng giới, hưởng thụ các dịch vụ và được tham gia hoạt động xã hội,...

Từ sự quan tâm đó, đã thôi thúc phụ nữ hăng hái nhận lấy trách nhiệm của người làm chủ đất nước,... xoá bỏ cái tâm lý tự ti và ỷ lại; có ý chí tự cường, tự lập; nâng cao lên mãi trình độ chính trị, văn hóa, kỹ thuật”, như Chủ tịch Hồ chí Minh đã dạy[4].

Hai là, phát huy trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác phụ nữ. Hội LHPN chủ động tạo sự tương tác, phối hợp trong hệ thống chính trị, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng và các cấp, các ngành thúc đẩy công tác phụ nữ và phong trào phụ nữ phát triển.

Nhận thức rõ điều đó, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, bám sát chủ trương của Trung ương, nhất là Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chỉ thị 21-CT/TW ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, thường xuyên tăng cường đổi mới lãnh đạo đối với công tác phụ nữ và phong trào phụ nữ. Từ chủ trương, kế hoạch đến quá trình tổ chức thực hiện công tác phụ nữ đều được nghiên cứu cụ thể, chi tiết với mục tiêu rõ ràng, giải pháp phù hợp, sát thực, chú ý đến phân công nhiệm vụ, gắn trách nhiệm cho người đứng đầu, các đơn vị có liên quan, chỉ rõ nguồn lực, lộ trình thực hiện. 

Với phương châm, Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tập trung có trọng tâm, trọng điểm theo từng nội dung, lĩnh vực để thực hiện công tác phụ nữ đạt kết quả, trong quá trình chỉ đạo, Đảng bộ tỉnh vận dụng đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo nhiều phương thức lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp quan tâm, chăm lo công tác phụ nữ. Trong đó, đặc biệt coi trọng phương thức tuyên truyền, quán triệt nghị quyết nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của phụ nữ và công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa  đất nước.  

Thực tiễn cho thấy, ở đâu có sự quan tâm đồng bộ như vậy, cùng với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị thì ở đó, tiềm năng của phụ nữ được phát huy mạnh mẽ. Theo đó, vị trí, vai trò của người phụ nữ được khẳng định cả trong gia đình và ngoài xã hội, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Ba là, thường xuyên quan tâm củng cố và phát huy vai trò của Hội Phụ nữ, chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ nữ. Là một tổ chức chính trị xã hội, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ, tổ chức hội phụ nữ luôn là nơi để phụ nữ các dân tộc trong tỉnh tập hợp sức mạnh, trao trọn niềm tin, đoàn kết một lòng theo Đảng, phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Vì thế, muốn có phong trào phụ nữ tốt, trước hết và hơn hết, phải xây dựng tổ chức hội vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ hội “vừa hồng vừa chuyên”, hay nói cách khác là xây dựng đội ngũ cán bộ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Thực tế phong trào hội phụ nữ Thanh Hóa cho thấy, việc thực hiện một trong ba khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XI đề ra  là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hoạt động của tổ chức Hội cơ sở đã mang đến hiệu quả thiết thực trong công tác phụ nữ. Từ chủ trương đó, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chăm lo lợi ích thiết thực cho cán bộ hội phụ nữ; hướng mạnh các hoạt động về cơ sở với phương châm “ở đâu có phụ nữ ở đó có tổ chức Hội”. Nhiều tổ chức cơ sở hội, chi, tổ phụ nữ được kiện toàn, củng cố. Nhờ đó, mỗi cơ sở hội có ít nhất một mô hình thu hút hội viên phù hợp với đặc thù của địa phương, nhân rộng các mô hình tập hợp, thu hút hội viên phụ nữ những vùng khó khăn, vùng có đạo, biên giới, phát huy được vai trò của hội viên nòng cốt, góp phần cải thiện đáng kể chất lượng sinh hoạt hội. Các cấp hội tập trung đầu tư nguồn lực về con người, kinh phí, hỗ trợ kỹ thuật, kiến thức kỹ năng cho đội ngũ cán bộ hội, đưa truyền thông, sinh hoạt hội về nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Các cơ sở hội có nhiều hình thức trao đổi kinh nghiệm, biểu dương, tôn vinh, tổ chức thành công các hội thi cán bộ hội cơ sở giỏi ở cả ba cấp hội... thông qua các hoạt động đó, từng bước nâng cao kỹ năng cho cán bộ hội các cấp, đem lại hiệu quả trong công tác hội và phong trào phụ nữ, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh, góp phần nâng cao năng lực, đáp ứng ngày càng cao của công tác Hội trong tình hình mới.

Với nhiều giải pháp nâng cao chất lượng hội cơ sở, tính đến năm 2015, tổng số hội viên toàn tỉnh là 553.679 đạt tỷ lệ 78,84%, vượt chỉ tiêu đề ra. Đến năm 2019 đạt 589,916, tăng 5% so với năm 2015. Chất lượng hoạt động của tổ chức Hội được nâng lên, số cơ sở hội được xếp loại vững mạnh, khá đạt 99,53% (vượt chỉ tiêu 0,53%). Đến năm 2015, đã có 100% cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, chủ tịch hội LHPN cấp huyện; 98,4% cán bộ chuyên trách cấp huyện; 95,8% chủ tịch hội LHPN cơ sở đạt chuẩn chức danh theo quy định và những con số đó được duy trì thường xuyên đến nay.

Bốn là, thực hiện tốt chính sách đối với phụ nữ, tạo môi trường thuận lợi, động viên phụ nữ phát huy những đức tính, phẩm chất tốt đẹp, tự vươn lên trong lao động, học tp, xây dựng gia đình và tham gia công tác xã hội.

Thực tế cho thấy, từ phong trào phụ nữ, đã rèn luyện thêm phẩm chất: “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” của phụ nữ Thanh Hóa. Nhờ có chính sách đúng đắn, phong trào phụ nữ trong tỉnh đã phát huy nội lực, nâng cao nhận thức của chị em về ý chí tự lực vươn lên, nhất là trong phong trào Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”;... Đã hình thành nhiều câu lạc bộ doanh nhân nữ nhằm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; hỗ trợ tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay qua các kênh như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo, quỹ TYM,...; khai thác các dự án quốc tế để tăng nguồn vốn vay cho phụ nữ đầu tư sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, tập huấn kỹ năng, phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng chuỗi liên kết, thí điểm một số mô hình giúp phụ nữ khởi nghiệp và tăng nguồn lực cho công tác đào tạo. Đặc biệt, chú trọng đến các biện pháp hỗ trợ phụ nữ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế cao, động viên phụ nữ tích cực xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Qua đó, khơi dậy và động viên phụ nữ tham gia, đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, những thời cơ và thách thức đang đặt ra, đòi hỏi phải thực hiện tốt hơn nữa công tác phụ nữ. Để phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, bên cạnh sự quan tâm lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ, sự  ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và xã hội, rất cần sự nỗ lực không ngừng của các cấp hội và của chính bản thân phụ nữ, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ dạy: “Trong mọi việc, Đảng và Chính phủ ta luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận rõ địa vị người làm chủ nước nhà, phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”[5]./.

LÊ THỊ NGUYÊN

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa

 


[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, H, 2011, t. 10, tr. 599,

[2]. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Xxb. Thanh Hóa, 2006, tr. 80-81.

[3]. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Xxb. Thanh Hóa, 2016, tr. 95.

[4], [5]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, H, 2011, t. 13, tr. 59, 60

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất