Thứ Tư, 9/10/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Hai, 8/12/2008 17:9'(GMT+7)

Phú Thọ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

"Múa Chuông"-điệu múa dân gian truyền thống của dân tộc Dao tỉnh Phú Thọ.

"Múa Chuông"-điệu múa dân gian truyền thống của dân tộc Dao tỉnh Phú Thọ.

Từ năm 2006 đến năm 2008, cuộc vận động “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh được triển khai khá đồng bộ, sâu rộng, góp phần tích cực xây dựng đời sống văn hóa, phát triển KT-XH, tạo ra không khí thi đua sôi nổi, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.

Cùng với sự vào cuộc nghiêm túc và trách nhiệm của Ban chỉ đạo các cấp, nhận thực của các cấp ủy Đảng, chính quyền về phong trào đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, do đó công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã được tăng cường; sự quan tâm đầu tư và phối kết hợp của các ngành, đoàn thể và các tổ chức trong hệ thống chính trị đã được chú trọng. Các văn bản chỉ đạo đã tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo ở các cấp và thành viên Ban chỉ đạo.

Phong trào đã có tác dụng thiết thực đến nhiều mặt đời sống xã hội, đáp ứng được nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân như: Xây dựng gia đình văn hóa”; “Xây dựng làng bản khu dân cư văn hóa”; “Xây dựng cơ quan đơn vị doanh nghiệp văn hóa”; “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”; “Toàn dân rèn luyện thân thể theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”. Phong trào lao động sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa và xây dựng điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt… Với nhiều điển hình tập thể cá nhân mới, có sức lan tỏa sâu rộng đã hình thành từ cuộc vận động. Từ đó góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tạo khí thế thi đua sôi nổi, liên tục và giữ gìn sự ổn định chính trị, xã hội, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền các cấp thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH đã đề ra; đồng thời khẳng định khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa thực sự là pháo đài vững chắc trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để ngăn ngừa, đẩy lùi các tai tệ nạn xã hội.

Thông qua phong trào, công tác xã hội hóa các hoạt động VH-TT đã được tăng cường và huy động được nguồn lực to lớn trong nhân dân để xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, cùng với đó góp phần giữ gìn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể có giá trị của đất Tổ; xây dựng và củng cố được hệ thống cán bộ làm công tác văn hóa có trình độ và chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, thực tế nhiều cơ sở, đơn vị chấp hành chưa nghiêm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, mừng thọ, lễ hội, nhất là trong một bộ phận công chức viên chức và đảng viên khiến dư luận xã hội băn khoăn. Một số ban chỉ đạo ở cơ sở còn lúng túng và chưa chú trọng tới các nội dung mang tính cốt lõi như xây dựng con người mới, điển hình tiên tiến và nhân rộng các phong trào thi đua tại cơ sở… Việc triển khai xây dựng đơn vị văn hóa ở một số doanh nghiệp xa địa bàn trung tâm còn chậm, hiệu quả chưa cao; đáng chú ý một số địa phương chưa triển khai thực hiện được quy hoạch đất để xây dựng thiết chế văn hóa, không có quỹ đất để xây dựng nhà văn hóa khu dân cư và sân luyện tập TD-TT…

Giai đoạn 2008-2012, tiếp tục triển khai phong trào toàn tỉnh phấn đấu 83% số hộ đạt tiêu chuẩn GĐVH; 72-75% làng bản khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa; 50% cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa; 100% khu dân cư có nhà văn hóa khu và sân luyện tập thể thao; 100% xã, phường, thị trấn có hội trường kiêm nhà văn hóa xã, 85% cơ quan doanh nghiệp trường học đơn vị vũ trang xây dựng các CLB TD-TT, đội văn nghệ, sân bãi thể thao và phòng truyền thống; có 24-25% tỷ lệ dân số tập luyện TD-TT thường xuyên.

Phát biểu chỉ đạo cuộc vận động, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Dân Mạc đã khẳng định kết quả cuộc vận động trong giai đoạn 2006-2008 chỉ rõ tồn tại cần khắc phục và nhấn mạnh: Cùng với việc phát huy kết quả đã đạt được, trong giai đoạn mới, cần phải phát huy tốt hơn vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp của MTTQ các cấp và các đoàn thể trong hệ thống chính trị; gắn các nội dung của phòng trào với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; đưa nội dung thực hiện nếp sống văn hóa mới thành tiêu chí bình xét hàng năm của các tổ chức, đơn vị, cá nhân. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện các nội dung cuộc vận động củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp cùng với đổi mới đảm bảo hiệu quả công việc. Chú ý nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa tại các cơ quan, đơn vị, trường học và công sở, đặc biệt là nơi công cộng để xây dựng nếp sống văn minh, con người mới. Cần chú trọng duy trì hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ, TD-TT tại các khu dân cư và nhà văn hóa; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa có bản lĩnh chính trị vững, có chuyên môn, tâm huyết và bám sát cơ sở, phải coi đây là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy lưu ý: Ban chỉ đạo các cấp, các cơ sở… cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa và xây dựng thiết chế văn hóa, từ đó tạo nguồn lực và huy động được sức dân có hiệu quả để mục tiêu phấn đấu 100% khu dân cư toàn tỉnh có nhà văn hóa tới năm 2010 thành hiện thực./.

(Theo:Báo Phú Thọ)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất