Thứ Sáu, 22/11/2024
Xã hội
Thứ Năm, 29/11/2018 10:3'(GMT+7)

Quảng Ninh ngăn chặn vấn nạn đeo bám tàu du lịch ở vịnh Hạ Long

Khu neo đậu tàu du lịch vào hang Đầu Gỗ. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)

Khu neo đậu tàu du lịch vào hang Đầu Gỗ. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)

Trong quá trình lập biên bản, Đậu Thị Hoa không chịu hợp tác, chống đối quyết liệt. Sau đó, chồng của Đậu Thị Hoa đã nhảy xuống biển bơi vào cố thủ tại một vách núi gần đó.

Vợ chồng Đậu Thị Hoa hành nghề đeo bám tàu du lịch để bán hàng rong từ năm 2008. Trước đó, hai vợ chồng Hoa đã 3 lần bị cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý. 

Do phương tiện vi phạm đều cũ nát, không có đăng ký đăng kiểm nên cơ quan chức năng đã tịch thu nhưng sau đó, Hoa tiếp tục mua cái khác để hành nghề. 

Anh Vũ Văn Thoa, thuyền trưởng tàu Hải An 09 - QN 5597 cho biết: "Nhiều lần chúng tôi răn đe, ngăn chặn nhưng họ vẫn cố tình đeo bám. Có trường hợp họ dùng đá ném vỡ kính trên tàu nếu bị xua đuổi, không cho bán hàng."

Theo thống kê từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng trên địa bàn đã phát hiện, xử lý gần 60 trường hợp vi phạm nhưng tình trạng trên vẫn còn tiếp diễn. 

Từ năm 2017 trở về trước, nhiều đối tượng sử dụng tàu, thuyền đeo bám vào tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, thậm chí giả danh tàu cá để ăn xin, chèo kéo, ép khách mua hàng hóa, hải sản với giá cao. 

Hầu hết các phương tiện vi phạm không đăng ký, đăng kiểm; người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Luật Giao thông đường thủy nội địa. 

Hành vi sử dụng tàu thuyền đeo bám vào tàu du lịch trên vịnh làm mất an ninh trật tự, mất an toàn giao thông đường thủy nội địa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh du lịch trên vịnh Hạ Long, gây bức xúc cho khách du lịch trong nước và quốc tế và người làm việc trên vịnh.

Mặc dù các cơ quan chức năng đã tuyên truyền, vận động, tổ chức gửi thông báo và ký cam kết không vi phạm…, đồng thời đã xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần nhưng các đối tượng vẫn tái phạm. 

Đặc biệt, các đối tượng này còn hình thành nhóm “bảo kê” với những hành vi manh động như đập phá camera an ninh tàu du lịch; đe dọa, nhắn tin, hành hung thuyền viên, hướng dẫn viên du lịch; đe dọa khách du lịch khi khách từ chối mua hàng hóa… 

Ngoài ra, khi bị xử lý vi phạm, các đối tượng đeo bám rất manh động, đâm tàu thuyền vào phương tiện của lực lượng chức năng, bỏ tàu nhảy xuống biển, đánh đắm tàu thuyền, huy động các phương tiện số lượng lớn để tập trung chống đối tàu của lực lượng chức năng… 

Trước đây, đội tàu thuyền đeo bám, chặt chém khách du lịch chủ yếu tập trung ở khu vực hòn Ngón Tay, Trống Mái, Chó Đá… nhưng nay đã chuyển sang trú náu ở khu vực giáp ranh Hạ Long-Cát Bà, gây khó khăn trong việc kiểm tra, xử lý, bởi khi lực lượng chức năng xuất bến từ bờ, các đối tượng này lại chạy sang địa bàn Cát Bà.

Mới đây, Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Long đã tiến hành tiêu hủy 80 phương tiện là các tàu thuyền đeo bám tàu du lịch bị thu giữ từ năm 2017 đến nay, không có đăng ký, đăng kiểm, chủ phương tiện không chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp đối với phương tiện. Việc tiêu hủy được thực hiện đúng quy trình theo quy định.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Long đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan như lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng… tổ chức kiểm tra, cương quyết xử lý nghiêm đối với các vi phạm đeo bám tàu du lịch. 

Riêng trong dịp Tết Dương lịch cũng như Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Phòng Cảnh sát đường thủy Quảng Ninh đã xây dựng kế hoạch, thành lập 4 tổ công tác để tăng cường việc kiểm tra xử lý các phương tiện đò, mủng bám buộc tàu du lịch để bán hàng./.

TG

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất