Người tị nạn Congo lánh nạn tại Bundibugyo (Uganda). (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo AP, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 29/8 đã sẵn sàng cho khả năng Washington đơn phương hành động quân sự chống Syria trong nhiều ngày tới trong bối cảnh Anh đã lựa chọn đứng ngoài cuộc.
Theo Itar-Tass, ít nhất 12 quốc gia trong khối NATO đã loại bỏ khả năng tham gia chiến dịch quân sự chống Syria, nếu chiến dịch này không được Hội đồng Bảo an thông qua.
Ngày 29/8, Đặc phái viên phụ trách đàm phán 6 bên của Trung Quốc, Vũ Đại Vĩ cho biết đã tiến hành "các cuộc thảo luận tỉ mỉ" với người đồng cấp Triều Tiên Kim Kye Gwan về khả năng tái khởi động tiến trình đàm phán 6 bên liên quan đến chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của Bình Nhưỡng.
Tổng thư ký Ban Ki-moon cho rằng, cần ngăn chặn những tác động khủng khiếp mà các vụ thử hạt nhân gây ra.
Tại phiên bỏ phiếu ngày 29/8, với tỷ lệ 285 phiếu chống, 272 phiếu thuận, Hạ viện Vương quốc Anh đã bác bỏ kiến nghị của chính phủ nước này kêu gọi các nghị sĩ ủng hộ hành động can thiệp quân sự vào Syria.
Ngày 29/8, Bộ Quốc phòng Nga thông báo Hải quân nước này sẽ thực hiện một đợt luân chuyển tàu chiến định kỳ vào đầu tháng 9 tại Địa Trung Hải.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị. Nhân dịp này, bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã chào xã giao Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì.
Theo Itar-Tass, đảng cánh tả đối lập ở Đức đã kêu gọi rút các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot của quân đội nước này khỏi Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh phương Tây đang chuẩn bị tấn công vào Syria.
Những mưu toan sử dụng vũ lực để giải quyết cuộc xung đột tại Syria sẽ khiến tình hình nước này nói riêng và toàn bộ khu vực Trung Đông nói chung trở nên bất ổn hơn.
Theo AP và Reuters, Đặc phái viên của Liên hợp quốc - Liên đoàn Arập (AL) về Syria, Lakhdar Brahimi, ngày 28/8 khẳng định có bằng chứng cho thấy một số "chất" hóa học đã được sử dụng trong một vụ tấn công làm hàng trăm người thiệt mạng ở Syria.