Chủ Nhật, 17/11/2024
Thế giới
Thứ Hai, 21/12/2009 17:58'(GMT+7)

Sau thất bại của Hội nghị Copenhagen: có cần loại bỏ Liên Hợp Quốc không?

Phiên họp toàn thể Hội nghị biến đổi khí hậu LHQ ngày 19/12

Phiên họp toàn thể Hội nghị biến đổi khí hậu LHQ ngày 19/12

Hôm thứ bảy, Đảng Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) đã theo bước ông Sarkozy bằng tuyên bố quá trình đưa ra quyết định của LHQ “đang kiệt sức”. Điều đó là có thể, song trước khi ký bản hiệp ước khai tử, sẽ lấy gì để thay thế hệ thống lãnh đạo thế giới được thực thi từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 và ngày nay còn là cơ quan hợp pháp duy nhất trên toàn cầu?

1- Đối tượng chỉ trích

Sự tức tối của tổng thống Pháp xuất phát từ việc tại Hội nghị Copenhagen cần phải đạt được một sự thống nhất để dẫn tới các quyết định. Không có hình thức bỏ phiếu đại đa số tại hội nghị này, cần phải thương lượng cho đến khi các dự thảo văn kiện không còn những “dấu ngoặc vuông” nổi tiếng đánh dấu mọi điểm bất đồng.

Nếu không có sự đồng thuận, các cuộc thương lượng cần phải giảm mức độ đồng thuận hay huỷ bỏ thẳng thừng các điều khoản tranh chấp. Đó là điều tổng thống Pháp giải thích ngay khi đến dự hội nghị đang có sự bất đồng sâu sắc. Đó là trường hợp tại Copenhagen, có một văn kiện chung chung, không gò bó.

Đa số những “ngôn từ” rõ ràng mà điện Élysée nêu ra nhằm tấn công vào điểm trên để chứng minh cho sự thất bại của Hội nghị-và để giảm thiểu những chỉ trích có thể có nhắm vào ông Nicolas Sarkozy. Đối với UMP:

“Hội nghị thượng đỉnh này đã cho thấy những vấn đề liên quan quá trình quyết định của LHQ, nó chứng tỏ những sự hạn chế và dường như đang kiệt sức”.

Về phần Bộ trưởng Công nghiệp Pháp Christian Estrosi, hôm thứ bảy ông đã tuyên bố:

“Như Tổng thống Sarkozy đã chỉ ra trước 120 quốc gia, một hệ thống được thiết lập dựa trên sự đồng thuận không bao giờ đạt được tiến bộ đáng kể”.

Dường như ông Estrosi đưa ra quan điểm cho tất cả các nước và ông đã bỏ qua khoảng 70 nước bởi vì con số các Nhà nước thành viên của LHQ và các nước thành viên tham gia Hội nghị Copenhagen là 192 nước.

2- Những chỉ trích trên có căn cứ không?

LHQ được thành lập năm 1945, trên đống đổ nát của Hội Quốc liên trước cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai-không có các phương tiện để ngăn cản sự xuống dốc của châu Âu và thế giới, nhằm phát triển tổ chức này theo khuynh hướng thế giới, tạo cho LHQ các phương tiện để ngăn ngừa chiến tranh (trong chương 7 của Hiến chương cho phép LHQ quyền can thiệp quân sự trong trường hợp hoà bình bị đe doạ nghiêm trọng) và “dân chủ hoá” xã hội quốc tế.

Hai yêu cầu đồng thời đã dẫn đến có sự mâu thuẫn trong thể chế của LHQ. LHQ, trong đó Đại hội đồng mà mỗi Nhà nước, dù to hay nhỏ, về mặt lý thuyết có quyền như nhau và một Hội đồng Bảo an có 15 thành viên, trong đó 5 thành viên thường trực (Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Anh và Nga) có quyền phủ quyết và 10 nước còn lại được bầu 2 năm/lần dựa trên cơ sở các khu vực.

Cơ cấu hoạt động này nhằm dành quyền lợi cho các cường quốc thuộc phe thắng trận trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 để đảm bảo ổn định thế giới. Đó chỉ là một sự ảo tưởng bởi ít lâu sau khi thành lập LHQ, cuộc Chiến tranh lạnh đã bóp nghẹt bộ máy này. Trò chơi phủ quyết và những ảnh hưởng của nó đã “kẹp chì” Hội đồng Bảo an trong 40 năm, đến khi bức tường Berlin sụp đổ.

Kể từ năm 1990, LHQ tin rằng “tuổi vàng của mình” sẽ quay trở lại với việc cuộc cạnh tranh Đông-Tây kết thúc và kết thúc quyền phủ quyết làm tê liệt lợi ích của các nước thành viên. Đó là ảo tưởng mới, hay đúng hơn là hết ảo tưởng, bởi LHQ đã thất bại khi không có khả năng tổ chức thế giới trong những năm 90, trong đó nổi bật là: không ngăn cản được cuộc chiến tranh tại Ban Căng; không can thiệp được trong cuộc diệt chủng tại Rwanda; hay đơn giản hơn là không áp đặt được các nghị quyết riêng của mình tại Cận Đông.

Chủ nghĩa đơn cực của chính quyền Bush trong việc phát động cuộc chiến tranh Irak năm 2003 đã làm tan biến mọi hy vọng chứng kiến một Hội đồng Bảo an như một trụ cột mới lãnh đạo thế giới, mà chỉ là một cơ quan bất lực kéo dài mặc dù có sự thay đổi trong chính quyền tại Washington.

3- Và Hội nghị Copenhagen cũng như vậy?

Với những vấn đề nêu trên, Hội nghị về khí hậu không có điều gì lớn đáng quan tâm. Những hội nghị lớn như trên do LHQ khởi xướng về các chủ đề xã hội như nước, y tế, nhân quyền, giải giáp vũ khí, quyền của phụ nữ, trẻ em hay đói nghèo, đã từng bước mang tầm các hội nghị lớn nhóm họp trong cùng một địa điểm với hàng nghìn đại biểu của các Nhà nước-thành viên của LHQ, hàng nghìn đại diện của các tổ chức phi chính phủ và một xã hội dân sự quốc tế ngày càng có quyền lợi và hàng nghìn cảnh sát…

Các hội nghị này luôn hoạt động theo hình thức đồng thuận, với ý chí, các cuộc khủng hoảng và các thoả ước được thông qua giữa ban đêm. Thật là mệt mỏi, song đó là phương tiện duy nhất cần phải thực hiện để đưa cả thế giới đến nhất trí và xây dựng một khối kết tinh các giá trị và các quyết định chung.

Nhưng không cần thiết phải thực hiện một thoả thuận chung đối với 192 quốc gia, thoả thuận đó đã có vấn đề tại Copenhagen. Đó là sự bất lực của các cường quốc trong việc đồng tình và tiếp đó là “bán” thoả thuận của họ với số lượng lớn nhất có thể. Nếu những vấn đề trên là lớn nhất thì những nước gây ô nhiễm nhiều nhất trong thế giới công nghiệp (Mỹ, Liên minh châu Âu) và những nước chính mới nổi (Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ) đã có thể đạt được một phạm vi thoả thuận có ý nghĩa, Hội nghị đã không kết thúc trong tan vỡ.

Chính sách thực dụng đã nằm trên bàn thương lượng và liệu có thể khác đi được không?

Chúng ta có thể tưởng tượng một nước Trung Quốc, cường quốc mới nổi có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ hai con số và một sự khẳng định với tư cách quốc gia rất mạnh đã không đến Copenhagen để thực hiện những cam kết của mình và đặc biệt từ chối mọi sự kiểm soát bị cho là một sự “can thiệp” vào công việc của Trung Quốc?

Và điều này cũng xảy ra đối với Mỹ, với một Obama đến Copenhagen mà không có sự đồng thuận đằng sau mình vì những lợi ích lớn hơn?

Vấn đề của ông Nicolas Sarkozy là cố gắng muốn trở thành vị cứu tinh của thế giới, ông ít khi có tính cộng đồng. Ông đã tin rằng sự hỗ trợ của Tổng thống Braxin Lula, mối quan hệ giữa Pháp với châu Phi và một cuộc đối khẩu phút cuối với Thủ tướng Anh Gordon Brown là cần thiết. Tất cả các nhà quan sát tại Copenhagen đã nêu rõ sự lẩn tránh của Liên minh châu Âu, mặc dù là một đối tác quan trọng và có những nỗ lực “có đạo đức” vì môi trường và nêu rõ sự cố gắng của nước chủ nhà Hội nghị.

Sự bất lực ngoại giao tập thể này đã không thấy được sự cần thiết của thoả thuận chung, nhưng đã thấy rõ những bản báo cáo mới có uy lực quốc tế và những hạn chế cá nhân của những nhà lãnh đạo Nhà nước, trong đó nổi lên là ông Obama hay Sarkozy.

4- Có nên thay thế LHQ?

Liệu có lý hay là mị dân khi ngày nay chỉ định hệ thống LHQ như là người gây nên thất bại? Hiển nhiên là LHQ hoạt động kém hiệu quả, có một vị lãnh đạo người Hàn Quốc là ông Ban Ki-moon yếu kém, quá kín đáo và không có khả năng cải tổ để tạo ra những sự cân bằng thế giới mới trong Hội đồng Bảo an.

Liệu ngay từ đây có cần phải ưu tiên cho các tổ chức chặt chẽ hơn như G20, tổ chức này đã bắt đầu quan tâm đến cuộc khủng hoảng tài chính và dường như cần phải kéo dài tiếp, tập hợp những thành viên lớn của hiện tại và trong tương lai, trong đó có thêm các tổ chức quốc tế (IMF, WB) và các đại diện khu vực?

Nhóm G20 có thể hoạt động hiệu quả hơn trong giai đoạn khủng hoảng để kết hợp các chính sách, nhưng ngày nay tổ chức này không có tính hợp pháp trên toàn cầu cũng như không có phương tiện hành động. Và đặc biệt nó sẽ không ngăn cản được lợi ích của các cường quốc mà có hại cho lợi ích chung. Đó là những cái đã diễn ra tại Copenhagen. Không phải nhắm vào LHQ là chúng ta sẽ vượt qua được lối cụt này.

  • Thái Hà Theo báo RUE89.com  (Bài dịch)


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất