Thứ Ba, 15/10/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Ba, 19/7/2011 22:22'(GMT+7)

Sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế đến năm 2020

 Trong 2 năm qua, tình hình kinh tế - xã hội, nhất là tốc độ phát triển đô thị ở Thừa Thiên - Huế đã đạt được những kết quả quan trọng. Kết quả nổi bật của Thừa Thiên - Huế là tăng trưởng kinh tế đạt mức bình quân 12%/năm; thu ngân sách tăng bình quân 25,3%; tổng đầu tư toàn xã hội đạt trên 9.200 tỷ đồng (tăng 27%); GDP đạt 1.150USD/người. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng 39,5%, dịch vụ giữ ở mức 45,1%; tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm xuống còn 15,2%... Tỉnh đã tập trung xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị Huế và các đô thị vệ tinh. Đô thị Huế được chỉnh trang, nâng cấp xứng tầm đô thị động lực của thành phố loại I trực thuộc Trung ương trong tương lai. Các khu đô thị Hương Thuỷ, Tứ Hạ, Thuận An đang được đầu tư, phát triển. Các tuyến đường quan trọng được khởi công và chuẩn bị đầu tư như, La Sơn - Nam Đông, đường 74, nâng cấp QL 49 đáp ứng nhu cầu kết nối thành phố Huế với các huyện Nam Đông, A Lưới. Tỉnh xúc tiến đầu tư đường ven biển Thuận An - Tư Hiền - Cù Dù; hình thành các trục kết nối giữa Huế với các đô thị vệ tinh Tứ Hạ, Bình Điền, Sịa, Thuận An. Một số cầu qua phá Tam Giang, qua sông Hương, sông Bồ đã và đang được xây dựng, đưa vào sử dụng; kết hợp với việc nâng cấp các tuyến tỉnh lộ đã phá thế chia cắt ở vùng ven đầm phá. Hệ thống cấp nước sinh hoạt được nâng cấp, cải tạo, nâng tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh lên 98,9%. Hệ thống lưới điện được đầu tư đáp ứng nhu cầu dân sinh và sản xuất kinh doanh. Các dự án cải thiện môi trường ở khu đô thị, dự án xử lý nước thải ở làng nghề, khu công nghiệp được quan tâm, chú trọng.

Tỉnh phát triển nhanh các lĩnh vực kinh tế, nhất là ngành dịch vụ, ưu tiên phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010 tăng 32%; doanh thu du lịch tăng 15%. Nhiều hoạt động du lịch có quy mô và chất lượng được tổ chức, nhất là các kỳ festival Huế góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch, nâng cao vị thế trung tâm văn hoá - du lịch của tỉnh. Về lĩnh vực công nghiệp, tỉnh đã duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất 22,6%; các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Đến nay, có gần 60 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư 5.265,6 tỷ đồng, tăng 22,9% về số dự án và 32,9% về số vốn đầu tư. Khu công nghiệp Phú Bài mở rộng diện tích lên hơn 800 ha, thu hút 46 dự án với tổng số vốn thực hiện hơn 1.580 tỷ đồng. Khu kinh tế Chân Mây -Lăng Cô thu hút được 34 dự án với tổng vốn đăng ký 36.486 tỷ đồng. Diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới khang trang. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá-xã hội được quan tâm và chuyển biến mạnh mẽ; công tác an sinh xã hội được chăm lo. Vị thế của Thừa Thiên - Huế ngày một được khẳng định, một số lĩnh vực có thứ hạng cao, như: Thu ngân sách đạt hơn 3.000 tỷ đồng, xếp thứ 20/63 tỉnh thành; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 18/63; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các địa phương xếp thứ nhất; các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch tiếp tục nằm trong tốp dẫn đầu toàn quốc...

Mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị của Thừa Thiên - Huế đến năm 2015 là: Xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo kết luận 48 của Bộ Chính trị; là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến cuối năm 2013, Thừa Thiên Huế đạt chuẩn đô thị loại I trực thuộc Trung ương trình Bộ Chính trị, Chính phủ và Quốc hội thông qua. Tỉnh thực hiện 14 chỉ tiêu phát triển đô thị chủ yếu đến cuối năm 2013 như sau: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân trên 13%/năm. GDP bình quân đầu người đạt 1.800USD. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 50-60 nghìn tỷ đồng. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn phấn đấu đạt trên 5.000 tỷ đồng. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5%. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong khu vực nội thị đạt trên 90%, lao động được đào tạo nghề đạt trên 60%, giải quyết việc làm mới 14.000-16.000 lao động/năm. Tỷ lệ đô thị hoá trên 50%; tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố và bán kiên cố ở khu vực nội thị đạt trên 80%; phấn đấu có trên 7 khu đô thị mới được công nhận khu đô thị kiểu mẫu. Tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng đạt từ 15-20%; Mật độ đường trong khu vực nội thị phấn đấu đạt chuẩn 10km/km2. Cấp điện sinh hoạt trên khu vực nội thị đạt trên 900kwh/người/năm; tỷ lệ đường phố chính đô thị được chiếu sáng đạt trên 95%; ngõ hẻm đạt 70-80%. Tỷ lệ hộ nông dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt trên 80% (trong đó, sử dụng nước sạch đạt 63%); tỷ lệ dân số khu vực nội thị các đô thị mới được cấp nước sạch đạt 100%; mật độ đường ống thoát nước chính khu vực nội thị các đô thị phấn đấu đạt trên 4km/km2. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý đạt trên 60%; tỷ lệ cơ sở sản xuất mới xây dựng có trạm xử lý nước thải đạt trên 90%; hệ thống xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn các khu đô thị đạt trên 95%, các khu công nghiệp đạt trên 70%. Chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường 100%; tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được thu gom và xử lý đạt trên 90%. Đất cây xanh công khu vực nội thị các đô thị đạt trên 5m2/người..../.

TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất