Thứ Ba, 26/11/2024
Đời sống
Thứ Năm, 2/7/2015 10:2'(GMT+7)

Sơn La: Dạy chữ viết tiếng dân tộc cho cán bộ, đồng bào vùng sâu vùng xa

Đây là lớp dạy tiếng dân tộc Thái thứ 3 và là lớp dạy tiếng dân tộc Mông đầu tiên được Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh mở tại Mộc Châu với thời gian khóa học từ nay đến tháng 11/2015.

Tại khóa học, các học viên được học tập, rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Mông, tiếng Thái. Kết thúc khóa học, Trung tâm tiến hành kiểm tra, cấp chứng chỉ cho những học viên đạt yêu cầu; bảo đảm sau khóa học, các học viên có thể nghe, nói, đọc, viết tương đối thành thạo tiếng dân tộc.

Việc học chữ viết và tiếng dân tộc có một ý nghĩa quan trọng, không chỉ giúp cán bộ, nhân dân các dân tộc hiểu hơn về văn hóa, phong tục tập quán, tâm lý, tình cảm của đồng bào dân tộc, mà còn giúp người học có vốn từ cần thiết để vận dụng vào thực tiễn công tác, nâng cao hiệu quả của việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới, áp dụng các kiến thức khoa học vào sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương, đồng thời giúp đồng bào dân tộc thiểu số bảo tồn, phát huy, giữ gìn tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Đây cũng là kiến thức cơ bản để cán bộ, đồng bào tiếp cận sách chữ Thái cổ, sách tiếng Mông mà đồng bào ở vùng sâu, vùng xa đang sử dụng.

Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh Sơn La, dân số toàn tỉnh có trên 1,149 triệu người, với 12 dân tộc anh em sinh sống đan xen (Thái, Mường, Dao, Mông, Kinh, La Ha, Khơ Mú, Xinh Mun, Lào, Kháng…). Hiện trong nhân dân còn lưu giữ hàng trăm cuốn sách cổ chữ Thái, nhiều sách viết bằng chữ Mông, Dao chưa được khai thác, sưu tầm, biên dịch./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất