Thứ Năm, 28/11/2024
Môi trường
Chủ Nhật, 28/9/2014 14:45'(GMT+7)

Sử dụng 3.000 tỷ đồng vốn vay ODA để ứng phó với biến đổi khí hậu

Trồng rừng ngập mặn tại vùng biển Quảng Ninh. (Ảnh: Xuân Tùng/TTXVN)

Trồng rừng ngập mặn tại vùng biển Quảng Ninh. (Ảnh: Xuân Tùng/TTXVN)

Cụ thể, phạm vi thực hiện bao gồm 16 dự án chuyển tiếp đã được bố trí vốn Chương trình SP-RCC từ các năm trước; tập trung cho các dự án trồng rừng ngập mặn ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn (trong đó bao gồm cả các hạng mục trồng rừng của các dự án thuộc danh mục Chương trình SP-RCC); lưu ý ưu tiên cho các dự án trồng rừng ngập mặn ven biển; các dự án đê biển xung yếu ứng phó với biến đổi khí hậu, có tác động trực tiếp đến khu vực dân cư.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, địa phương liên quan rà soát lại quy mô và mức vốn đầu tư 16 dự án chuyển tiếp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan rà soát lựa chọn các dự án còn lại.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ Danh mục rà soát của các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục và mức vốn dự kiến bố trí cho các dự án trước ngày 30/9/2014 để trình Quốc hội quyết định trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 (dự toán chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương, phần vốn ngoài nước).

Thủ tướng Chính phủ lưu ý việc giải ngân chỉ được thực hiện khi các dự án bảo đảm đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật.

Các địa phương triển khai phê duyệt dự án theo quy định quản lý về đầu tư và chỉ triển khai sau khi có ý kiến thẩm định của các Bộ quản lý ngành về thiết kế kỹ thuật dự án. Các Bộ quản lý chuyên ngành phải xây dựng cơ chế để giám sát chặt chẽ, bảo đảm nguồn vốn hỗ trợ được sử dụng một cách có hiệu quả, tránh lãng phí./.

(TTXVN)


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất