Thứ Ba, 1/10/2024
Kinh tế
Thứ Ba, 21/2/2012 21:56'(GMT+7)

Tái cấu trúc nền kinh tế: Cuối tháng 2, EVN sẽ hoàn thành kế hoạch chi tiết về tái cơ cấu ngành nghề

Trên cơ sở đó, Tập đoàn tập trung vào lĩnh vực chính là sản xuất kinh doanh điện năng và đầu tư phát triển theo Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia, rút khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành. Hiện Tập đoàn đã bàn giao nguyên trạng Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom) sang Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) quản lý theo Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 5/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tập đoàn đang làm việc với các đối tác để bán bớt phần vốn của EVN tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank) và đang trình Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh về việc chuyển nhượng 5,37% tỷ lệ sở hữu cổ phần của EVN tại ABBank cho Ngân hàng Thương mại CP Phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) để đảm bảo cho EVN nắm giữ về mức quy định theo Luật tổ chức tín dụng năm 2010 và Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ. Bên cạnh đó, EVN cũng chuyển nhượng cổ phần của EVN tại các Công ty liên kết, tại Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) và thoái vốn ở lĩnh vực kinh doanh chứng khoán. Đồng thời giao người đại diện phần vốn của EVN tại các Công ty cổ phần bất động sản tìm kiếm đối tác đầu tư để chuyển nhượng toàn bộ cổ phần. Tập đoàn kiên quyết đến năm 2015 sẽ thoái vốn triệt để tại các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm.

Đối với tái cơ cấu về sở hữu, EVN tiếp tục công tác cổ phần hoá theo chỉ đạo của Chính phủ; Xem xét báo cáo Chính phủ cho bán tiếp cổ phần Tập đoàn đang nắm giữ tại các công ty phát điện đã cổ phần hóa mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối, như Công ty CP thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi, Công ty thủy điện Thác Bà, Thác Mơ, các Công ty CP nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh... Nguồn vốn thu được sẽ tập trung cho đầu tư phát triển nguồn và lưới điện. EVN sẽ thành lập các Tổng Công ty phát điện TNHH MTV, trước mắt trực thuộc Tập đoàn, sau đó sẽ tách khỏi EVN và tiến hành cổ phần hoá vào thời điểm thích hợp phục vụ cho vận hành thị trường phát điện cạnh tranh theo lộ trình của Chính phủ. Mặt khác, EVN còn xây dựng lại Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn tới 2020 của Tập đoàn phù hợp với tái cơ cấu về ngành nghề và sở hữu; Đổi mới chức năng, nhiệm vụ, phương thức quản lý của Công ty mẹ trong quá trình tái cơ cấu Tập đoàn; Xây dựng ban hành hệ thống mới các quy chế, quy định nội bộ trong các lĩnh vực quản lý của Tập đoàn để nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành, tăng cường tính chủ động, tính trách nhiệm của Tập đoàn và các đơn vị thành viên.

Để triển khai thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn theo chỉ đạo của Chính phủ, EVN đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp giai đoạn 2011-2015; hoàn thành trình Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương xem xét Đề án sắp xếp, tái cấu trúc EVN, trong đó đề ra 3 nội dung chính về tái cơ cấu Tập đoàn. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, việc định hướng tái cơ cấu Tập đoàn đã thể hiện các Tập đoàn, Tổng Công ty và doanh nghiệp nhà nước đang hướng tới sự công bằng trong sản xuất kinh doanh./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất