Thứ Sáu, 18/10/2024
Xã hội
Thứ Hai, 12/7/2021 16:13'(GMT+7)

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) ngày nay không chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia, còn là vấn đề chung của nhân loại. Theo đó, cần có sự hợp tác theo chiến lược ATTP quốc gia và chiến lược khu vực cũng như quốc tế trong cam kết thực thực hiện hiệu quả các quan điểm chỉ đạo, giải pháp liên quan đến lãnh đạo - điều hành, chuyên môn - kỹ thuật nguồn lực.

Công tác bảo đảm ATTP tại Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới với những yêu cầu mới trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, toàn cầu hóa - hội nhập quốc tế.

Thời gian qua, công tác bảo đảm ATTP ở nước ta luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, những chuyển biến rõ rệt, tích cực, toàn diện. Thể chế quản lý ATTP từng bước được hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế. Trách nhiệm của chính quyền các cấp, nhất là chính quyền cơ sởdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm được nâng cao. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được tăng cường; những vấn đề nóng gây bức xúc dư luận được kiểm soát giảm cả số lượng, mức độ và hiện tượng. Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi trong cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân.

Nhìn chung, công tác bảo đảm ATTP của Việt Nam đã góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tác động tích cực đến phát triển giống nòi có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Về cơ bản, tình hình ngộc độc thực phẩm ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 được kiểm soát hiệu quả, đồng bộ. Theo đó, đã giảm mạnh cả 3 tiêu chí về số vụ, số mắc, số tử vong so với giai đoạn 2011 - 2015 (giảm 29,2% số vụ, 38,9% số mắc và 40,6% số tử vong). Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm trung bình giai đoạn 2016 - 2020 là 3,46/100.000 dân, giảm so với giai đoạn 2011 - 2015 (5,9/100.000 dân).

Công tác bảo đảm ATTP cũng đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước. Các sản phẩm nông - lâm - hải sản, đặc biệt là hải sản không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn được xuất khẩu sang các khu vực và quốc gia có hàng rào kỹ thuật cao như châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada... Từ năm 2015 - 2020, tổng giá trị nông sản hải sản thực phẩm xuất khẩu của nước ta liên tục gia tăng hàng năm, đóng góp vào nền kinh tế hàng chục tỷ USD, chiếm tỷ trọng từ 20 - 25% GDP mỗi năm.

Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là “địa chỉ an toàn tuyệt đối” để tổ chức các hội nghị, sự kiện khu vực và quốc tế. Công tác bảo đảm ATTP đã góp phần vào thành công của các hội nghị, sự kiện văn hóa xã hội cấp quốc gia và quốc tế bằng việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hàng chục nghìn suất ăn.

Những thành tích đáng ghi nhận và chuyển biến tích cực trong lĩnh vực này có nguyên nhân quan trọng từ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thống nhất, quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, trực tiếp là cấp ủy và chính quyền các cấp. Điều đó được thể hiện qua hệ thống văn bản pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý, đội ngũ cán bộ được củng cố; trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và phối hợp liên ngành được coi trọng hơn; nhiều mô hình tiên tiến về bảo đảm ATTP được xây dựng và nhân rộng; nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và xã hội về bảo đảm ATTP được nâng lên; tình hình ngộ độc thực phẩm cơ bản được kiểm soát theo mục tiêu chiến lược quốc gia...

Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATTP ở Việt Nam hiện nay vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đó là: 1) Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục, chất cấm trong sản xuất chế biến thực phẩm còn diễn biến phức tạp. 2) Điều kiện vệ sinh tại các cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm, nhất là cơ sở nhỏ lẻ, cơ sở sản xuất theo mùa vụ, sản xuất thực phẩm truyền thống chưa bảo đảm; vệ sinh ATTP trong sản xuất ban đầu, sơ chế thực phẩm, giết mổ gia súc, gia cầm chưa đáp ứng quy định vệ sinh ATTP. 3) Việc buôn bán thực phẩm, phụ gia thực phẩm trên thị trường còn phức tạp, trong đó có việc lưu thông thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn, không bảo đảm an toàn ở cả cơ sở kinh doanh và tại các chợ, siêu thị. Phần lớn sản phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình chưa có nhãn mác, thông tin nhận diện và nguồn gốc xuất xứ. 4) Tình trạng thực phẩm nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp. 5) Ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên vẫn chưa được kiểm soát do thói quen của nhiều người dân (nấm độc, độc tố cóc, cá nóc, so biển...); tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ở các khu công nghiệp, bếp ăn tập thể mặc dù đã được kiểm soát nhưng vẫn còn xảy ra và có nguy cơ cao...

Nguyên nhân cơ bản của những khó khăn, thách thức nêu trên là: 1) Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng phức tạp; quy mô, trình độ sản xuất, chế biến thực phẩm, trồng trọt, chăn nuôi vẫn chủ yếu là ở quy mô cá thể, hộ gia đình, trình độ canh tác thủ công, công nghệ chế biến lạc hậu. 2) Ý thức, trách nhiệm của nhiều người sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa cao khi chỉ coi lợi nhuận là “mục đích tối thượng”. Tình trạng gian dối trong thương mại, buôn lậu thực phẩm chưa được quản lý triệt để. 3) Nhận thức, thực hành và trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng trong nước còn thấp, chưa đồng đều; vẫn còn thói quen, hành vi không khoa học, không bảo đảm ATTP trong lựa chọn, chế biến và tiêu dùng thực phẩm. 4) Hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTP hiện nay vẫn đang trong giai đoạn thí điểm, đánh giá và hoàn thiện để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Do đó, năng lực quản lý ATTP vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt ở tuyến quận/huyện, xã/phường, vùng sâu, vùng xa, miền núi. Nguồn lực quản lý ATTP đang bị hạn chế trong bối cảnh khó khăn về ngân sách và chủ trương giảm biên chế nên chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Các sản phẩm nông - lâm - hải sản, đặc biệt là hải sản không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn được xuất khẩu sang các khu vực và quốc gia có hàng rào kỹ thuật cao như châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada...

Các sản phẩm nông - lâm - hải sản, đặc biệt là hải sản không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn được xuất khẩu sang các khu vực và quốc gia có hàng rào kỹ thuật cao như châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada...

TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ATTP TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Bảo đảm ATTP được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những lĩnh vực hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Trong đó, trọng tâm, trực tiếp là công tác quản lý nhà nước về ATTP, hoạt động có tính chất thống nhất, đa lĩnh vực và đa ngành.

Luật An toàn thực phẩm năm 2010 đã quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ATTP”, “Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ATTP”, “Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về ATTP”, “Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về ATTP trong phạm vi địa phương”.

Cũng theo Luật An toàn thực phẩm, công tác quản lý ATTP tại Việt Nam được tổ chức, triển khai nhất quán và hệ thống theo 5 nguyên tắc: 1) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh. 2) Quản lý ATTP phải trên cơ sở kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng. 3) Quản lý ATTP phải đảm bảo phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành. 4) Quản lý ATTP phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với ATTP. 5) Quản lý ATTP phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Thời gian qua, với tinh thần chủ động, tích cực, quyết liệt và trách nhiệm, các bộ, ngành, địa phương đã tham mưu, đề xuất với Chính phủ và triển khai nhiều giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo đảm ATTP. Ngày 4/1/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 (Chiến lược). Chiến lược đã xác định, thống nhất quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp thực hiện cụ thể, đồng bộ với mục đích xuyên suốt và tối cao là bảo vệ sức khỏe người dân, phát triển giống nòi và phát triển bền vững, chất lượng cuộc sống nhân dân. Theo đó, Chiến lược xác định 3 quan điểm chỉ đạo là: 1) Bảo đảm ATTP chính là bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe nhân dân, là một nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân. 2) Tổ chức thực hiện đồng bộ các quy định pháp luật về ATTP, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp tiên tiến trong quản lý ATTP. 3) Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội về giữ gìn vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra, Chiến lược đã xác định 3 nhóm giải pháp chủ yếu là: 1) Nhóm giải pháp về chỉ đạo, điều hành; 2) Nhóm giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật và 3) Nhóm giải pháp về nguồn lực. Trong đó nhóm giải pháp về chỉ đạo, điều hành có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm huy động tối đa các nguồn lực, đáp ứng các yêu cầu triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về ATTP.

Từ năm 2009 đến 2020, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các nghị quyết chuyên đề, nghị quyết, chỉ thị, quyết định về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác bảo đảm ATTP trong tình hình mới, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế...

Ngày 21/10/2011, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới (Chỉ thị 08). Sau hơn 5 năm triển khai, ngày 19/1/2017, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 11-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08, yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể nhân dân, các hiệp hội ngành nghề thực phẩm tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt những nhiệm vụ bảo đảm ATTP trong tình hình mới.

Công tác tuyên truyền đã góp phần quan trọng vào quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 08. Ngay sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị này, ngày 12/12/2011, Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 08, trong đó nhấn mạnh đến tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức, đơn vị và xã hội về vị trí, vai trò cũng như nhiệm vụ và giải pháp bảo đảm ATTP trong tình hình mới...

Năm 2016, Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế và Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 08, nêu lên những kết quả đạt được, chỉ rõ những hạn chế, bất cập cần khắc phục, đồng thời nhấn mạnh đến việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới.

Đến nay, sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 08, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức ngành ATTP từ Trung ương đến địa phương không ngừng được nâng lên; có nhiều chuyển biến tích cực về yêu cầu nhiệm vụ, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn - nghiệp vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền đều nhận thức rõ trách nhiệm lãnh đạo và chỉ đạo công tác ATTP; áp dụng triệt để, linh hoạt trong quá trình xây dựng kế hoạch hàng năm cũng như bố trí ngân sách bảo đảm cho công tác ATTP.

Nhìn chung, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức đoàn thể và các hiệp hội ngành nghề đã nhận thức đúng việc thực hiện chính sách ATTP phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo ATTP trong suốt quá trình từ sản xuất nuôi trồng, sơ chế, chế biến, lưu thông đến bảo quản và sử dụng, tiêu dùng thực phẩm. Tuy nhiên quá trình triển khai trong thực tế vẫn còn những hạn chế, bất cập, nhất là việc “chuyển nhận thức thành hành động” trong xã hội. Do đó, trong thời gian tới, nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới, cần quan tâm:

Một là, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, chung tay của cả cơ quan quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm.

Cần tiếp tục quán triệt thống nhất, tập trung những nội dung đã nêu trong Chỉ thị 08 tới các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể cán bộ, nhân dân; quyết liệt, hiệu quả hơn nữa trong giáo dục, truyền thông về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm, nhất là ở các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.

Các cấp ủy, cơ quan quản lý ngành trong hệ thống hành chính nhà nước phải luôn xác định việc quán triệt những chủ trương, định hướng về bảo đảm ATTP là một trong những nhiệm vụ chính trị trung tâm.

Mọi tầng lớp người dân phải được tiếp cận được đầy đủ, toàn diện với những thông tin về ATTP để củng cố nhận thức và niềm tin. Tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi bền vững những tập tục và thói quen không đảm bảo ATTP; tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội để mỗi người dân luôn là người tiêu dùng “thông thái”.

Hai là, hoàn thiện và vận hành có chất lượng hệ thống pháp luật quản lý ATTP tiên tiến, hài hòa với khu vực và quốc tế; kiện toàn hơn nữa tổ chức bộ máy quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức, chú trọng nâng cao năng lực, kinh nghiệm, trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành và phối hợp liên ngành ATTP.

Nghiêm khắc, minh bạch hơn nữa trong việc áp dụng các chế tài, biện pháp đối những cơ sở sản xuất, kinh doanh để không ngừng nâng cao trách nhiệm đảm bảo ATTP; coi mục tiêu đảm bảo ATTP không chỉ là để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, hội nhập quốc tế mà còn là giải pháp quan trọng để xây dựng thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp trong hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm bền vững.

Ba là, trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn trong nước và quốc tế cho thấy không có một lực lượng, biện pháp duy nhất có thể bảo đảm ATTP tuyệt đối, đặc biệt trong tình hình mới. Do đó, để hiện thực hóa mục tiêu bảo đảm ATTP, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, phát triển giống nòi, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quan hệ thương mại, chính trị và an ninh của quốc gia, cần không ngừng củng cố, xác định rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nội dung hoạt động, giải pháp thực hiện mang tính chiến lược quốc gia. Phải huy động cả hệ thống chính trị - nhà nước tham gia chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp căn cơ theo đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời, không ngừng nâng cao ý trách nhiệm chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo, trực tiếp là các cấp ủy đảng của bộ máy quản lý nhà nước trong hệ thống hành pháp.

Bốn là, tiếp tục đề xuất, hoàn thiện các giải pháp nhằm tăng cường sự đồng thuận, quyết liệt, triệt để trong thực thi nhiệm vụ với trách nhiệm chính trị”,trách nhiệm pháp luật” và trách nhiệm xã hội” trong các cơ quan quản lý chức năng, các ngành, các cấp và cả cộng đồng theo đúng quy định pháp luật./.

TS. Lâm Quốc Hùng
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế

 
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất