Thứ Bảy, 23/11/2024
Ủy ban an toàn giao thông
Thứ Sáu, 2/8/2019 10:8'(GMT+7)

Tăng nặng xử lý vi phạm nồng độ cồn đảm bảo ATGT

Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra người điều khiển phương tiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Khánh Hà

Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra người điều khiển phương tiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Khánh Hà

Theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an, tính từ ngày 15/12/2018 đến 14/6/2019, toàn quốc xảy ra 8.385 vụ TNGT, làm chết 3.810 người, bị thương 6.358 người. So với 6 tháng đầu năm 2018, số vụ TNGT giảm 641 vụ (-7,1%), số người chết giảm 311 người (-7,55%), số người bị thương giảm 679 người (-9,65%).

Trong đó, đường bộ xảy ra 8.279 vụ, làm chết 3.738 người, bị thương 6.325 người; so với cùng kỳ năm 2018 giảm 641 vụ (-7,19%), giảm 314 người chết (-7,75%), giảm 685 người bị thương (-9,77%). Đường sắt xảy ra 75 vụ, làm chết 53 người, bị thương 30 người; so với cùng kỳ năm 2018 tăng 14 vụ (22,95%), tăng 4 người chết (8,16%), tăng 5 người người bị thương (20%). Đường thủy xảy ra 25 vụ, làm chết 16 người, làm bị thương 3 người; so với cùng kỳ năm 2018 giảm 12 vụ (-32,43%), giảm 3 người chết (-15,79%), tăng 01 người bị thương (50%). Theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực hàng hải xảy ra 6 vụ, làm chết 3 người; so với cùng kỳ năm 2018 giảm 02 vụ (-25,00%), tăng 02 người chết (200%).

Lĩnh vực hàng không đã nhận được 178 báo cáo an toàn bắt buộc, xảy ra 45 sự cố, trong đó có 3 sự cố uy hiếp an toàn cao (mức C, giảm 40%) và 42 sự cố có nguy cơ uy hiếp an toàn (mức D, giảm 4,5%). Tổng số chuyến chậm là 19,878 (chiếm 14,9%, tăng 4,4%), số chuyến hủy là 209 chuyến (chiếm 0,2%, giảm 0,1%).

Như vậy, trong 6 tháng đầu năm công tác đảm bảo TTATGT vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả cao, đáp ứng được thực tiễn, đặc biệt là cả 3 tiêu chí về TNGT đều giảm mạnh, đảm bảo mục tiêu đề ra là giảm từ 5 đến 10%.

Trong Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, Quốc hội đã bổ sung quy định cấm người điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có chứa nồng độ cồn. Đây được xem là thái độ cứng rắn, thể hiện quyết tâm cao của hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội nhằm ngăn chặn kịp thời TNGT do rượu, bia gây ra.

Khoản 6, Điều 5 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định cấm người điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Trong khi đó, tại Khoản 8, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định cấm với hành vi: Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở. Như vậy, phạm vị của quy định mới đã được mở rộng, phù hợp hơn với thực tiễn.

Bên cạnh việc quy định người điều khiển phương tiện giao thông không được uống rượu bia trước và trong khi tham gia giao thông, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cũng quy định rõ về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải.

Khoản 2, Điều 21 nêu rõ: “Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện GTVT có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay, trước và trong khi tham gia giao thông.

Hiện nay, theo chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ GTVT đang nghiên cứu, xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Một trong những nội dụng cơ bản của Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 46 là quy định về nhóm hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, ma túy. Dự thảo đang xây dựng theo hướng tăng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn (mức 3) và ma túy.

Cụ thể, đối với vi phạm nồng độ cồn mức 3 (mức cao nhất) và sử dụng chất ma túy có thể sẽ bị xử phạt mức tối đa từ 30 đến 40 triệu đồng, tước Giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng; bổ sung quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn mức 1 đối với xe mô tô theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; bổ sung quy định xử phạt đối với doanh nghiệp vận tải sử dụng người lái xe mà trong cơ thể có chất ma túy./.

T. Vũ

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất