Một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ tới của Công đoàn là vấn đề thương lượng tiền lương. Xin ông cho biết cụ thể về việc tham gia đàm phán tiền lương tối thiểu vùng trong thời gian tới như thế nào?
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra từ ngày 1 - 3/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Sau 3 ngày làm việc, với tinh thần phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao, Đại hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Về vấn đề tiền lương tối thiểu vùng mà Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) sẽ đề xuất thời gian tới còn căn căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, sức khoẻ doanh nghiệp và mong muốn của người lao động. Chúng tôi sẽ khảo sát kỹ hơn bức tranh về kinh tế xã hội, sức khoẻ doanh nghiệp đề từ đó có kiến nghị phù hợp.
Về giải pháp trong nhiệm kỳ tới về tăng lương tối thiểu vùng, đây là một trong nội dung của khâu đột phá thứ nhất của nhiệm kỳ 2023 - 2028, trong đó có đẩy mạnh đối thoại, thương lượng, tập trung tiền lương, tiền thưởng thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. Trong đó, iệc thương lượng tiền lương sẽ đượcTổng LĐLĐ Việt Nam tập trung cao nhất bởi với người lao động khi đi làm thì vấn đề quan tâm đầu tiên là lương đảm bảo đời sống.
Do đó, vấn đề đàm phán tiền lương, Tổng LĐLĐ Việt Nam đào tạo kiến thức, đặc biệt là cán bộ công đoàn cơ sở, trong đó có kỹ năng đàm phán. Chúng tôi nghiên cứu, sửa đổi vấn đề tiền lương tối thiểu hiện nay, trong đó có xác định vùng, nhất là vùng đã phát triển thì có mức lương tối thiểu vùng cao hơn.
Chúng tôi cũng sẽ giám sát thực hiện việc triển khai tăng lương tối thiểu vùng, nhất là tại triển khai tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó là tuyên truyền để thực hiện trong thực tế để cuộc sống người lao động tốt hơn.
Trong nhiệm kỳ tới, Tổng LĐLĐ tập trung đề xuất giảm giờ làm chính thức. Vậy, cụ thể của đề xuất này như thế nào, thưa ông?
Tôi cho rằng việc giảm giờ làm giải quyết rất nhiều vấn đề. Vấn đề thứ nhất là tái sản xuất sức lao động, làm cho người lao động khỏe hơn, nhiều năng lượng hơn.
Thứ hai nữa cũng là cách người ta bảo vệ sức khỏe cho họ. Thực trang công nhân ốm, công nhân mắc bệnh hiểm nghèo đang diễn ra. Với người lao động tính sức khỏe lâu dài cho họ. Khi họ về hưu thì họ còn mong sức khỏe. Nếu không thì một gánh nặng an sinh xã hội và cũng thiệt thòi cho chính người lao động. Điều đấy nó cũng sẽ ảnh hưởng tuổi thọ và một điều rất quan trọng đối với những công nhân mà đã xây dựng gia đình, con cái.
Việc chúng ta dành thời gian toàn cho người lao động cũng đồng thời dành thời gian cho những đứa trẻ và cũng là nghĩ tới nghĩ thế hệ tương lai của đất nước. Đấy là nghĩ đến nguồn nhân lực lâu dài cho rằng chúng ta cũng cần phải có nhiều giải pháp hơn.
Vấn đề hơn 200.000 người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp bỏ trốn, phá sản, Tổng LĐLĐ Việt Nam có quan điểm như thế nào, thưa ông?
Con số này từ chính báo cáo của cơ quan chức năng. Nếu căn cứ theo luật thì việc Bảo hiểm xã hội (BHXH) chốt con số thực đóng là theo đúng luật. Tuy nhiên, công đoàn tiếp tục tìm kiếm chính sách đặc thù để giải quyết liên quan đến quyền lợi người lao động.
Đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động rộng hơn, cần sự vào cuộc, quan tâm của cơ quan có thẩm quyền, đây là vấn đề tồn tại nhiều năm. Đây là vấn đề Tổng Liên đoàn theo đuổi trong nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Theo quy định của Luật Lao động, sẽ có tổ chức khác đại diện tham gia bảo vệ người lao động. Vậy, công đoàn sẽ phải đổi mới hoạt động như thế nào, thưa ông?
Đúng là theo quy định của Luật Lao động, thời gian tới sẽ có tổ chức khác cùng xuất hiện tham gia bảo vệ người lao động. Điều đó cũng đòi hỏi Công đoàn đổi mới hoạt động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn.
Tổ chức này ra đời cũng là sự cạnh tranh nhưng cũng là động lực để công đoàn đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Chúng tôi tập trung vào các hoạt động nghiệp vụ, đó là đổi mới phương thức đối thoại, nâng cao thực lực của tổ chức công đoàn; nâng cao đội ngũ cán bộ công đoàn, trong đó có cán bộ công đoàn cơ sở, nhất là khu vực ngoài nhà nước; đổi mới tuyên truyền, tham gia phản biện chính sách. Công đoàn nỗ lưc là tổ chức tập hợp người lao động.
Xin trân trọng cảm ơn ông!