Chủ Nhật, 24/11/2024
Kinh tế
Thứ Sáu, 24/5/2013 22:36'(GMT+7)

Thu nhập bình quân đầu người 2020 đạt 4.180 USD



Đồng thời, nâng cao thu nhập bình quân đầu người lên 2.500 USD vào năm 2015 và khoảng 4.180 USD vào năm 2020 (bằng 1,3 lần mức trung bình của cả nước). Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của Vùng đạt 7 - 7,5%; công nghiệp, xây dựng từ 45 - 47%; dịch vụ từ 46 - 48%.

Theo Quy hoạch, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao trong các lĩnh vực vận tải, tư vấn, thiết kế, phát minh - sáng chế, tài chính - ngân hàng, viễn thông, giáo dục - đào tạo, y tế chữa bệnh chất lượng cao, thương mại, du lịch và khoa học công nghệ. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ thời kỳ 2011-2020 vào khoảng 10%/năm.

Phát triển hạ tầng viễn thông hiện đại, mở rộng diện phủ sóng có băng thông lớn và chất lượng cao trên diện rộng. Đến 2020, tỷ lệ đường dây thuê bao cố định đạt 35 - 40 đường/100 dây, tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định 80-85%, tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng 35 - 40 thuê bao/100 dân, tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet trên 65%, dân số sử dụng Internet đạt trên 70%.

Vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Đầu tư xây dựng một số khu du lịch trọng điểm quốc gia có tầm vóc quốc tế. Phấn đấu đến năm 2015 thu hút khoảng 17 - 18 triệu lượt khách trong nước và 3,2 - 3,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, đến năm 2020 thu hút khoảng 24 - 25 triệu lượt khách trong nước và khoảng 4,5 - 5,0 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

Về phát triển công nghiệp, vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, có giá trị nội địa hóa cao, có khả năng tham gia sâu được vào chuỗi giá trị toàn cầu như điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, cơ khí chế tạo máy; sửa chữa, đóng tàu thủy và phương tiện hàng hải; thép chất lượng cao và vật liệu xây dựng mới; hóa - dược phẩm, công nghiệp chế biến thực phẩm và ngành dệt may, da - giày.

Trong đó, ưu tiên phát triển theo chiều sâu công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo máy và sửa chữa - đóng tàu thủy và phương tiện hàng hải, sản xuất thép chất lượng cao, thép chuyên dụng. Mở rộng quy mô công nghiệp dược, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm gắn với các vùng nguyên liệu.

Phát triển công nghiệp dệt may, da giày theo hướng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh phát triển các ngành hỗ trợ như sợi, chỉ may, nhuộm, thiết kế mẫu sản phẩm để chuyển dần từ gia công sang sản xuất nội địa hoá sản phẩm vào năm 2020.

Tập trung huy động, thu hút nhà đầu tư để phát triển các khu, cụm công nghiệp hiện có; phát triển các khu, cụm công nghiệp cơ khí đóng và sửa chữa tàu biển, các phương tiện hàng hải đáp ứng nhu cầu trong nước ở Hải Phòng, Quảng Ninh và Nam Định.

Về phát triển nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Hồng, sẽ tập trung sản xuất thâm canh lúa đặc sản, rau, hoa và cây trồng vụ đông; phát triển nuôi lợn, gia cầm với quy mô công nghiệp; nuôi thuỷ sản nước lợ, nước ngọt và nuôi hải sản trên biển. Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, hiện đại hóa công tác quản lý nhằm nâng giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đạt trên 100 triệu đồng vào năm 2020.

Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội làm động lực để phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Kết hợp chặt chẽ đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi với giao thông, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư nông thôn.

Về giao thông, hoàn thành việc xây dựng hệ thống các trục đường cao tốc nhằm liên kết các trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ trong vùng với cả nước; các trục liên kết vùng, đường kết nối giữa các tỉnh, các tuyến đường ven biển gắn với đê biển, cảng biển.

Đồng thời, xây dựng hệ thống cảng biển đồng bộ, hướng tới hiện đại, mang tầm khu vực với trung tâm là cụm cảng Hải Phòng – Quảng Ninh. Trong đó tập trung phát triển cảng Hải Phòng (Lạch Huyện) thành cảng cửa ngõ quốc tế, đáp ứng nhu cầu vận tải biển quốc tế và khu vực.

Ưu tiên nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống tuyến đường sắt hiện có; phát triển đường sắt trên cao tại Thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu các phương án để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao từ Hà Nội đi các hướng: Thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, Hải Phòng, Lạng Sơn.

Phấn đấu đến năm 2020, vận tải hành khách công cộng đô thị Hà Nội đạt 35%, Hải Phòng và các đô thị tương đương khác đạt 15-20% số lượng hành khách công cộng./.

TTX
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất