Chủ Nhật, 13/10/2024
Tin hoạt động
Thứ Năm, 7/8/2008 22:22'(GMT+7)

Thừa Thiên-Huế: Nhã nhạc cung đình và chính sách quản lý bảo tồn

Ông Phùng Phu, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, sau hơn 3 năm thực hiện (2005-2008), Dự án đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong các hoạt động: Đào tạo và truyền dạy; nghiên cứu-sưu tầm-lưu trữ; phục hồi bài bản nhã nhạc tiêu biểu, như Thái Bình cổ nhạc, các bản thài trong lễ tế Nam Giao; phục chế trang phục và nhạc cụ như áo Bát dật văn-Bát dật võ, áo mão Tiểu nhạc-Đại nhạc; tiến hành phục chế bộ nhạc cụ nhã nhạc... Đặc biệt đã đào tạo được 20 nhạc công nhã nhạc trẻ, có 18 nhạc công được tuyển vào làm việc tại Nhà hát Nghệ thuật cung đình Huế.

Tại buổi tọa đàm, GS.TS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian VN cho biết, hiện nay rất nhiều người, kể cả giới nghiên cứu vẫn nhầm lẫn nhã nhạc và âm nhạc cung đình là một. Âm nhạc cung đình là bao gồm luôn cả loại hình âm nhạc múa hát, diễn tuồng để phục vụ nhu cầu vua chúa, hoàng gia và đình thần. Nhã nhạc là phần nhạc lễ chỉ dùng trong dịp đại lễ trang trọng của triều đình, cúng tế thần linh và tổ tiên của thời đại. Vì vậy nhã nhạc thuộc hệ thống âm nhạc cung đình.

Còn theo GS.TS Trần Văn Khê lưu ý, trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị cần phải giữ tính nguyên gốc, do vậy việc lập hồ sơ khoa học các bài bản nhã nhạc rất cần thiết. Phải có chế độ chính sách đãi ngộ cho các nghệ nhân nhã nhạc, tạo mọi điều kiện để các nghệ nhân truyền đạt lại cho thế hệ trẻ. Cùng với công tác bảo tồn, cần tổ chức biểu diễn nhã nhạc miễn phí cho nhân dân biết và tìm hiểu, nâng cao trình độ cảm thụ./.
 
 (Theo: SGGP)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất