Chủ Nhật, 22/9/2024
Kinh tế
Thứ Ba, 1/5/2018 11:27'(GMT+7)

Thúc đẩy hệ thống thương mại mở và đa phương

 


Các đại biểu tham dự Hội nghị mùa xuân 2018. (Ảnh: IMF)

 

 

Nhận định nêu trên được đưa ra trong báo cáo mang tên "Triển vọng kinh tế thế giới" được IMF công bố trong khuôn khổ Hội nghị mùa xuân 2018 của Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF, diễn ra tại Washington, Mỹ. Theo báo cáo của IMF, tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ đạt tốc độ 3,9% trong năm 2018 và 2019, cao hơn dự báo được đưa ra vào tháng 10 năm ngoái. Ðóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng chung của thế giới là các nước phát triển trong Khu vực đồng ơ-rô, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ, cùng một số nền kinh tế xuất khẩu đang phục hồi trở lại. IMF dự báo, Trung Quốc cùng một số thị trường khác, gồm Brazil, Mexico và một số nền kinh tế mới nổi tại châu Âu sẽ còn phát triển tốt hơn trong năm nay.

Triển vọng tăng trưởng trong tương lai đặt ra nhiều thách thức với các nền kinh tế phát triển và nhiều nhà xuất khẩu hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng được IMF dự báo sẽ không kéo dài. Các hậu quả của khủng hoảng dường như sẽ bền hơn, kéo theo mức nợ tăng cao trên toàn thế giới và sự hoài nghi rộng khắp của người dân về năng lực cũng như việc sẵn sàng tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nhà hoạch định chính sách. Tại các nền kinh tế tiên tiến với dân số già và những tiến bộ trong hoạch định ngày càng ít, triển vọng cải thiện cuộc sống của các gia đình với thu nhập trung bình ngày càng giảm. Cơ cấu lực lượng lao động cũng có những thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua. Sự tham gia của phụ nữ và người lớn tuổi vào lực lượng lao động ngày càng tăng, trong khi đó, tỷ lệ này lại giảm ở nhóm lao động trẻ và nam giới.

Cùng với đó, xu hướng phân cực ngày càng cao trong việc làm và thu nhập đã đẩy sự thù địch chính trị lan rộng. Ðiển hình như, sự hỗ trợ chính sách sẽ dần phai nhạt ở Mỹ và Trung Quốc, bất chấp sự cần thiết trong việc giải quyết mất cân bằng kinh tế vĩ mô ở những nước này. Nếu các nhà hoạch định không giải quyết được thách thức tăng trưởng dài hạn, các rủi ro chính trị có thể sẽ tăng lên, đảo ngược một số tiến bộ mà cải cách kinh tế và hội nhập đã đạt được.

Theo IMF, tăng trưởng thương mại và đầu tư tiếp tục là động lực chính tạo nên sức bật cho kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, rủi ro về các cuộc xung đột thương mại leo thang và sự biến động của thị trường tài chính sẽ càng rõ nét hơn trong thời gian tới. Tổ chức tài chính toàn cầu này kêu gọi các quốc gia thúc đẩy hệ thống thương mại mở và đa phương. Ðể giữ được đà tăng trưởng các nhà hoạch định cần nâng cao sự bền vững của thương mại, tiến hành các cải cách chính sách và hệ thống, trong đó bao gồm các vấn đề về tham nhũng và quản lý.

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị mùa xuân 2018, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde cho biết, mặc dù nhiều quốc gia có thể tự mình giải quyết khó khăn, nhưng sự hợp tác đa phương trong một loạt các vấn đề từ thương mại, giảm mất cân bằng toàn cầu về an ninh, không gian mạng, cho đến khí hậu, là điều hết sức cần thiết.

ĐINH TRƯỜNG/NHÂN DÂN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất