Chủ Nhật, 24/11/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Hai, 6/7/2020 14:23'(GMT+7)

Tỉ lệ chuyển mạng giữ số thành công đạt 80%

Tỉ lệ chuyển mạng thành công trong dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số đang đạt hơn 80%. Ảnh: VGP/Hiền Minh

Tỉ lệ chuyển mạng thành công trong dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số đang đạt hơn 80%. Ảnh: VGP/Hiền Minh

Trong số thuê bao chưa chuyển được mạng, có tới 96% (chiếm 16% tổng số thuê bao đã đăng ký chuyển mạng) là các thuê bao bị từ chối đúng quy định (theo Thông tư số 35/2017/TT-BTTTT ngày 23/11/2017 và Quy trình nghiệp vụ chuyển mạng đã được các doanh nghiệp thống nhất và ban hành như thuê bao đang tham gia các gói cước ưu đãi hoặc tham gia chương trình mua máy trả góp, tham gia các chương trình khuyến mại hoặc chưa đáp ứng các điều kiện chuyển mạng như thông tin thuê bao chưa cập nhật đầy đủ, còn nợ cước...).

Tỉ lệ các nhà mạng từ chối sai, tức là thuê bao đủ điều kiện chuyển mạng nhưng nhà mạng đưa ra lý do không đúng với các quy định về điều kiện chuyển mạng là khoảng 4%. Với tập thuê bao này, Bộ TT&TT đã kiểm tra, đối soát hàng ngày và yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải thực hiện việc chuyển mạng ngay sau khi đối soát xác định là từ chối sai.

Tính đến tháng 5/2020, do chịu tác động của dịch bệnh COVID-19 (đặc biệt là trong tháng 4/2020), tổng doanh thu dịch vụ viễn thông đạt 52.849,43 tỷ giảm 4,85% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngay sau khi Chính phủ gỡ bỏ “giãn cách xã hội” doanh thu dịch vụ viễn thông tháng 5/2020 đã có sự tăng trưởng so với tháng 4 (dù vẫn giảm 1,7% so với tháng 5/2019) khi tổng doanh thu đạt 10.259,93 tỷ tăng 4,47% so với tháng trước cụ thể:

Doanh thu dịch vụ viễn thông di động đạt 7.404,94 tỷ (chiếm 72% tỉ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông) tăng 6,09% so với tháng 4 (nhưng giảm gần 11% so với tháng 5/2019).

Doanh thu dịch vụ viễn thông cố định đạt 2.854,94 tỷ tăng 0,5% so với tháng trước (và tăng hơn 32% so với tháng 5/2019).

Tổng số thuê bao điện thoại ước tính đạt 130,44 triệu thuê bao, giảm 7,5 triệu thuê bao so với cùng thời điểm năm trước, trong đó: số thuê bao di động là 126,95 triệu, giảm 6,9 triệu thuê bao so với cùng kỳ năm trước; số thuê bao truy nhập Internet băng thông rộng cố định ước tính đạt 15,71 triệu thuê bao, tăng 2 triệu so với cùng kỳ năm 2019; số thuê bao băng rộng di động là 65,33 triệu tăng hơn 8 triệu so với cùng kỳ năm 2019.

Tại hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2020, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, Bộ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông, các doanh nghiệp sản xuất smartphone và các doanh nghiệp công nghệ số nói chung hợp tác để đảm bảo mỗi người dân sẽ có 1 máy điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình có 1 đường cáp quang, tạo tiền đề cho chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số và chính phủ điện tử.

Trong bối cảnh khó khăn 6 tháng đầu năm 2020, viễn thông đã thực hiện 11 đợt nhắn tin với hơn 15 tỷ tin nhắn từ hơn 2 tỷ lượt thuê bao; tăng 50% dung lượng data mà không tăng cước; tăng gấp đôi băng thông truy cập mà không tăng giá; miễn phí cước data cho học sinh và giáo viên khi sử dụng nền tảng trực tuyến tới hơn 30.000 trường học.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, Cục Viễn thông đã ban hành 11 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp viễn thông có vi phạm về quản lý thông tin thuê bao, phí kho số viễn thông... Tổng số tiền xử phạt là 541.368.000 đồng.

Thời gian qua, Bộ TT&TT cũng đã chỉ đạo Cục Viễn thông gửi công văn (3 lần) yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông báo cáo giá cước công ích để triển khai Thông tư số 02/2020/TT-BTTTT về giá cước dịch vụ viễn thông công ích, tuy nhiên hiện chỉ có VNPT, Vishipel cung cấp đầy đủ các gói cước công ích trong phạm vi cung cấp được quy định. Trong đó, đối với gói công ích di động, VNPT là doanh nghiệp duy nhất đưa ra các gói cước đa dạng (gói thoại và tin nhắn, gói chỉ data, gói 3 trong 1 (thoại, tin nhắn, data)); Viettel đưa 1 gói combo 3 trong 1 (thoại, tin nhắn, data); MobiFone chưa triển khai./.

Theo chinhphu.vn

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất