Thứ Sáu, 11/10/2024
Kinh tế
Thứ Ba, 10/8/2010 13:57'(GMT+7)

Tiếp tục điều tiết lãi suất theo hướng giảm dần

Tại Nghị quyết vừa ban hành nói trên, Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các địa phương, trước hết là với các thành phố trực thuộc Trung ương, tập trung kiểm tra, giám sát việc sản xuất, nhập khẩu, đăng ký và niêm yết giá sữa, giá thuốc chữa bệnh trên địa bàn và tại nhà thuốc trong các bệnh viện; đề xuất các giải pháp hữu hiệu để quản lý giá các sản phẩm này.
 
Với Bộ Tài chính, Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các khoản chi ngân sách nhà nước; phấn đấu tăng thu, vượt so với dự toán và giảm bội chi.
 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tiếp tục điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường theo hướng giảm dần; điều chỉnh hợp lý mối quan hệ giữa lãi suất vay ngoại tệ và lãi suất vay Việt Nam đồng; điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ linh hoạt theo hướng ổn định, phù hợp với các cân đối vĩ mô, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại tệ.
 

46010096_adflsuat_0908

Lãi suất đã giảm, nhưng cần giảm nữa
 
Hội đồng Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia chủ động nghiên cứu, đánh giá tác động của những diễn biến trên thị trường tài chính, tiền tệ thế giới và khu vực, kịp thời đề xuất giải pháp điều hành chính sách vĩ mô phù hợp.
 
Về vấn đề thời sự được quan tâm gần đây liên quan đến Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin), Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ, từ năm 2008 đến nay, Tập đoàn này đã lâm vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng, thua lỗ nặng nề.
 
Tình hình trên do nhiều nguyên nhân, trong đó, bên cạnh tác động xấu của khủng hoảng tài chính thế giới, những yếu kém, sai phạm nghiêm trọng của Tập đoàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là về năng lực quản trị doanh nghiệp và dự báo, về đầu tư, về sử dụng vốn, về phát triển thêm doanh nghiệp kinh doanh ngoài ngành chính... là nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp.
 
“Chức năng quản lý nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế nói chung và Tập đoàn Vinashin còn nhiều bất cập, kém hiệu quả”, Nghị quyết nêu rõ.
 
Sau khi báo cáo Bộ Chính trị, Chính phủ chủ trương tái cơ cấu lại toàn diện Tập đoàn Vinashin với sự hỗ trợ trực tiếp từ kinh tế nhà nước và của các định chế tài chính, tín dụng để duy trì và từng bước ổn định, phát triển Tập đoàn với hiệu quả ngày càng cao, trả được nợ, thu hồi được vốn, giữ được vai trò nòng cốt của ngành đóng tàu biển.
 
Theo đó, cần thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp: Khẩn trương kiện toàn tổ chức và bộ máy lãnh đạo, duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm đời sống của người lao động và tiếp tục tái cơ cấu; bằng các giải pháp thích hợp để hỗ trợ, khắc phục những khó khăn về tài chính; hoàn thiện thể chế, cơ chế để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực hiện tốt chức năng của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế; kiểm điểm và xử lý nghiêm minh những cá nhân sai phạm.
 
Cùng đó, thành lập Ban chỉ đạo do một Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên.
 
Trong Nghị quyết, Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các Thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật Thủ đô và Luật Phòng, chống buôn bán người. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án hai luật này.
 
Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các Thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án luật này.


Theo Tin Nhanh.com

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất