Thứ Hai, 25/11/2024
Cuộc sống số
Thứ Năm, 22/6/2017 14:47'(GMT+7)

Tốc độ chi tiêu cho điện toán đám mây của Việt Nam cao nhất ASEAN

Ảnh minh họa. (Nguồn: Trendingtechnow.com)

Ảnh minh họa. (Nguồn: Trendingtechnow.com)

Thông tin trên được ông Khương đưa ra tại Hội nghị Điện toán Đám mây Việt Nam 2017 do đơn vị này và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức sáng 22/6 tại Hà Nội.

Trích dẫn số liệu khảo sát về ứng dụng Cloud tại trên 500 doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam, ông Khương cho biết, trong các nước ASEAN, Việt Nam có tốc độ tăng chi tiêu cho Cloud trong giai đoạn 2010-2016 cao nhất (64,4%/năm), cao hơn hẳn mức bình quân của ASEAN (49,5%) và thế giới (42,5%).

Tuy nhiên, về con số tuyệt đối, mức chi tiêu Cloud của Việt Nam còn rất thấp (1,7 USD/năm 2016), thấp hơn 107 lần so với Singapore; 6,5 lần so với Malaysia; 2,4 lần so với Thái Lan; và 1,3 lần so với Philippines.

Theo ông Khương, những con số này phản ánh thực tế có nhiều rào cản trong việc thúc đẩy Cloud tại Việt Nam. Trong đó, chi phí đầu tư không phải là trở ngại, mà rào cản đến từ việc dùng phần mềm không bản quyền còn phổ biến, sự thiếu hiểu biết về lợi ích của Cloud, lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin và chất lượng dịch vụ Cloud tại Việt Nam chưa thực sự đảm bảo.

Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, Cloud là xu thế công nghệ tất yếu và trở thành công nghệ quan trọng trong thời kỳ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên, ông cho rằng bên cạnh mặt tích cực, các nguy cơ tiềm ẩn về an toàn thông tin, tính riêng tư khi dữ liệu được thu thập và xử lý phân tán, tích hợp nhiều tầng dịch vụ với nhiều công nghệ khác nhau cũng là vấn đề đáng lo ngại.

Lãnh đạo Cục tin học hóa cũng tin tưởng qua hội nghị sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ của các chuyên gia, doanh nghiệp quốc tế trong việc thúc đẩy ngành công nghệ nói chung cũng như lĩnh vực cloud nói riêng.

“Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan chức năng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh lâu dài và thành công”, ông Phúc chốt lại./.

(Vietnam+)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất